“Chuyện ít biết về ngày Giải phóng Sài Gòn 30/4/1975"

Tác giả Nguyễn Hữu Thái (nguyên là Chủ tịch Tổng hội sinh viên Sài Gòn (1963-1964) hoạt động trong phong trào nội thành Sài Gòn) người có mặt tại Dinh Độc Lập vào ngày 30/4/1975 đã kể lại những chuyện ít ai biết trong ngày Giải phóng.

Ngày 30/4/1975 là dấu son chói lọi trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Nhưng đằng sau những thước phim chiến thắng còn biết bao câu chuyện thầm lặng chưa được kể hết. Cuốn sách “Chuyện ít biết về ngày Giải phóng Sài Gòn 30/4/1975” của tác giả Nguyễn Hữu Thái mang đến cho độc giả cái nhìn gần gũi, chân thực từ một nhân chứng tại chỗ của sự kiện lịch sử trọng đại này.
“Chuyen it biet ve ngay Giai phong Sai Gon 30/4/1975
  “Chuyện ít biết về ngày Giải phóng Sài Gòn 30/4/1975” đem tới nhiều góc nhìn từ người trong cuộc, nhân chứng.
Ông Nguyễn Hữu Thái (nguyên là Chủ tịch Tổng hội sinh viên Sài Gòn (1963-1964) hoạt động trong phong trào nội thành Sài Gòn) người có mặt tại Dinh Độc Lập vào ngày 30-4-1975, tổ chức ghi âm và phát lời tuyên bố đầu hàng của Dương Văn Minh trên Đài phát thanh Sài Gòn.
Cuốn sách “Chuyện ít biết về ngày giải phóng Sài Gòn 30/4/1975” do Nhà xuất bản Lao động phối hợp với Nhà sách Phương Nam ấn hành. Tập sách không chỉ là những hồi ức của chính tác giả Nguyễn Hữu Thái về những sự kiện ông đã trực tiếp tham gia mà còn bao gồm lời kể của những nhân chứng với nhiều góc độ khác nhau.
Tác giả Nguyễn Hữu Thái từng chia sẻ, ông không mong muốn và cũng không thể viết nổi một cuốn sách sử hoặc làm một bảng tổng kết về chiến tranh, mà đơn giản chỉ muốn kể lại câu chuyện về 30/4/1975 như một người trong cuộc. Cuốn sách hấp dẫn người đọc bằng nhiều tư liệu phong phú, giúp ta nhìn lại toàn cảnh trận chiến cuối cùng và diễn biến các sự kiện dồn dập xảy ra trước, trong và sau ngày 30/4/1975 ở Sài Gòn...
Cuốn sách có sự tiếp cận nhiều nguồn tư liệu của các học giả nước ngoài, trong đó, có nguồn tư liệu phong phú về đề tài “Sài Gòn sụp đổ” (Fall of Saigon) tại thư viện các trường đại học của Mỹ.
Với việc đưa vào khối hình ảnh tư liệu phong phú với chú thích rõ ràng, cấu trúc mạch lạc, cuốn sách giúp người đọc, đặc biệt là thế hệ trẻ, có được cái nhìn sinh động, toàn cảnh về diễn biến dồn dập của trận chiến xảy ra trước, trong và sau ngày 30/4, làm nên Đại thắng Mùa xuân 1975.
Sau khi bộ đội Giải phóng làm chủ Dinh Độc Lập, ông Nguyễn Hữu Thái đã tháp tùng Chính ủy Bùi Văn Tùng cùng với nhà báo Tây Đức Borries Gallasch, Tổng thống Dương Văn Minh, Thủ tướng Vũ Văn Mẫu và Tổng trưởng Thông tin Lý Quý Chung... di chuyển đến Đài phát thanh để thực hiện việc đọc lời tuyên bố đầu hàng.
Nhắc lại thời khắc mang tính lịch sử này, ông Thái chia sẻ thêm: Về phần nội dung của bản tuyên bố đầu hàng, "dường như Tướng Minh không thực sự muốn dùng danh xưng 'Tổng thống' mà nghiêng về cách gọi 'Đại tướng' vốn quen thuộc hơn. Tuy nhiên, ông Tùng đã kiên quyết phản đối, lý giải rằng, dù thế nào đi nữa thì Tướng Minh cũng đã giữ cương vị Tổng thống cuối cùng của chính quyền Sài Gòn, do đó, ông phải tuyên bố với tư cách đó thì mệnh lệnh mới có hiệu lực đối với cả hệ thống dân sự lẫn quân sự". Quá trình chuẩn bị và thảo luận này kéo dài, khiến cho phải đến gần 14 giờ ngày 30 tháng 4, những lời hiệu triệu đầu tiên của Cách mạng mới chính thức được phát đi từ Đài phát thanh Sài Gòn.
Cũng như tâm trạng chung của nhiều người khác, phải đến chính thời điểm đó, ông Nguyễn Hữu Thái mới thực sự cảm nhận và tin rằng hòa bình đã thực sự hiện hữu. "Hòa bình đã về thật rồi! Phần lớn thế hệ trẻ chúng tôi khi ấy còn chưa thể mường tượng hết được cảm giác về một ngày đất nước không còn tiếng súng, hòa bình quay trở lại. Có lẽ mọi thứ bắt đầu từ những ấn tượng hết sức lạ lẫm, đến mức khó tin: Bầu trời trở nên tĩnh lặng lạ thường, không còn bóng dáng máy bay; đường phố vắng bặt tiếng còi hụ của các đoàn xe quân sự; và khi đêm xuống, không còn ánh sáng của hỏa châu hay tiếng súng vọng về từ xa xăm... Đó chính là những ấn tượng sâu đậm về đêm 30 tháng 4!" , ông Thái tâm sự.
Trong cuốn sách “Lịch sử Công an nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh” (Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1997) có đoạn viết: “Anh Nguyễn Hữu Thái đã tiếp cận Dương Văn Minh trước khi Minh làm Tổng thống. Anh đã có mặt tại dinh Độc Lập từ sáng 30/4, góp phần tác động Dương Văn Minh đơn phương ngừng bắn chờ ‘bàn giao trong vòng “trật tự, tổ chức ghi âm và phát lời tuyên bố của Dương Văn Minh trên Đài Phát thanh Sài Gòn”.
“Chuyện ít biết về ngày giải phóng Sài Gòn 30/4/1975” là cuốn sách đáng để đọc lại nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/3035 – 30/4/1975).

Bất ngờ cách học của "chàng trai vàng" Olympic Toán sinh viên 2025

Khi được hỏi về "bí quyết" học giỏi Toán,"chàng trai vàng" và thủ khoa môn Giải tích của Olympic Toán sinh viên 2025, Trần Văn Khánh chia sẻ, 90% thành công đến từ sự chăm chỉ, 10% là tư duy.

Tại kỳ thi Olympic Toán học sinh viên toàn quốc năm 2025, Trần Văn Khánh, sinh viên Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông là thí sinh duy nhất trong số 650 sinh viên từ 90 trường đại học đạt điểm tuyệt đối 30/30 ở môn Giải tích, giành Huy chương Vàng và trở thành thủ khoa môn này ở bảng B. Ngoài ra, em còn giành Huy chương Vàng môn Đại số với 24,5/30 điểm, đứng thứ hai bảng B.
Với thành tích này, Khánh trở thành một trong những gương mặt nổi bật nhất của kỳ thi Olympic Toán học sinh viên toàn quốc năm 2025.

PGS Trần Ninh: Khai mở bí ẩn về rêu, hồi sinh trà hoa vàng

PGS Trần Ninh là nhà khoa học tận tụy, dành trọn đời nghiên cứu rêu và trà hoa vàng. Với những phát hiện quan trọng, ông không chỉ khai mở tri thức mới mà còn truyền cảm hứng cho nhiều thế hệ học trò.

PGS Tran Ninh: Khai mo bi an ve reu, hoi sinh tra hoa vang
Chân dung PGS.TS.NGƯT Trần Ninh. 
Hành trình đến với khoa học thực vật

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Bút tích vô giá của Bác Hồ

Bút tích vô giá của Bác Hồ

Không khỏi xúc động khi nhìn lại những dòng chữ được Bác Hồ viết vào những thời điểm lịch sử quan trọng của dân tộc Việt Nam thế kỷ 20...

OSZAR »