[e-Magazine] Đề xuất giữ nguyên 11 tỉnh, 52 tỉnh cần sáp nhập là phù hợp

Các chuyên gia cho rằng, dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội do Bộ Nội vụ chủ trì soạn thảo, cả nước có 11 đơn vị hành chính cấp tỉnh giữ nguyên, 52 tỉnh còn lại thuộc diện phải sắp xếp là hợp lý.

[e-Magazine] De xuat giu nguyen 11 tinh, 52 tinh can sap nhap la phu hop

Theo dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội do Bộ Nội vụ chủ trì soạn thảo, có 6 tiêu chí sắp xếp đối với đơn vị hành chính cấp tỉnh và cấp xã gồm diện tích tự nhiên, quy mô dân số, tiêu chí về lịch sử, truyền thống, văn hóa, tiêu chí về địa kinh tế, địa chính trị, quốc phòng an ninh. Dự thảo cũng quy định không thực hiện sắp xếp đối với đơn vị hành chính có vị trí biệt lập, khó tổ chức giao thông kết nối thuận lợi hoặc đơn vị hành chính có vị trí đặc biệt quan trọng. Theo đó, dự kiến có 52 đơn vị hành chính cấp tỉnh thực hiện sắp xếp và 11 đơn vị hành chính cấp tỉnh không thực hiện sắp xếp.

[e-Magazine] De xuat giu nguyen 11 tinh, 52 tinh can sap nhap la phu hop-Hinh-2

Theo Nghị quyết 1211, đơn vị hành chính cấp tỉnh phải đáp ứng ba tiêu chuẩn về diện tích, dân số, số đơn vị hành chính cấp huyện. Tỉnh miền núi, vùng cao diện tích từ 8.000 km2, dân số 0,9 triệu; tỉnh còn lại diện tích 5.000 km2, dân số 1,4 triệu. Thành phố trực thuộc trung ương diện tích 1.500 km2, dân số 1 triệu. Tất cả tỉnh, thành phố đồng thời phải có từ 9 đơn vị hành chính cấp huyện trở lên. Do đó, các tỉnh, thành phố chưa đạt 100% tiêu chuẩn đơn vị cấp tỉnh theo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn, phân loại đơn vị hành chính thì phải sáp nhập.

Có một số tỉnh, thành dù chưa đạt tiêu chí về dân số, nhưng lại có diện tích rộng. Trong số các tỉnh, thành này, Hà Nội đã từng hợp nhất với Hà Tây, diện tích hơn 3000km2, vùng Thanh Hóa, Nghệ An diện tích cũng rộng, dân số đông, vùng phía bằng như Cao Bằng, Lạng Sơn, Điện Biên, Sơn La…diện tích đều rất rộng. Sáp nhập đơn vị hành chính cũng đảm bảo diện tích, dân số nhất định, nếu rộng lớn quá cũng rất khó, nhất là vùng miền núi, biên giới phía Bắc. Tôi cho rằng việc giữ nguyên 11 tỉnh, thành này là phù hợp.
Theo chỉ đạo chung của Đảng, Trung ương theo kết luận 126, 127, sắp xếp lại các đơn vị hành chính tỉnh để đảm bảo không gian dư địa để phát triển, tinh gọn bộ máy hành chính cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, chỉ còn chính quyền 2 cấp. Việc này sẽ tạo cho bộ máy hành chính gần dân, sát dân hơn, giải quyết cho dân một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất. Đồng thời, cũng sắp xếp lại cấp xã dự kiến 9.996/10.035 đơn vị cấp xã thuộc diện sắp xếp, còn khoảng dưới 3.000 đơn vị xã. Đây thực sự là cuộc cách mạng trong tinh gọn, sắp xếp bộ máy.
[e-Magazine] De xuat giu nguyen 11 tinh, 52 tinh can sap nhap la phu hop-Hinh-3

Tôi đánh giá cao những điểm mới về tiêu chí sáp nhập trên. Bởi việc sắp xếp không chỉ căn cứ vào các tiêu chí đơn thuần trước đây như về quy mô dân số, diện tích mà còn phải chú trọng đến quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch địa phương, chiến lược phát triển kinh tế xã hội, mở rộng không gian phát triển gắn với vùng kinh tế - xã hội. Đây cũng là điểm khác về tư duy sáp nhập không còn theo lối mòn, không chỉ dừng lại ở mục tiêu tinh gọn mà đã vươn xa hơn về tầm nhìn, đó là sáp nhập để đạt mục tiêu cuối cùng là phát triển và hưng thịnh. Việc sáp nhập tỉnh, sáp nhập xã nhằm tạo ra không gian mới, tạo ra động lực mạnh mẽ để địa phương, vùng và đất nước phát triển.

Việt Nam hiện có 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, dự kiến sau sắp xếp, sáp nhập chỉ còn khoảng 34 tỉnh, thành phố là để tạo không gian phát triển, có trọng tâm, trọng điểm, phát huy được sức mạnh tổng hợp của các địa phương (sau sáp nhập) về vị trí địa lý, tài nguyên, kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội, nguồn nhân lực và các tiềm năng lợi thế khác... Sau sáp nhập, có địa phương trở thành động lực phát triển vùng; có địa phương sẽ trở thành cực tăng trưởng. Vì vậy, nên quan tâm, chú trọng điểm cốt lõi, căn bản nhất là xóa bỏ cấp trung gian, tổ chức chính quyền địa phương theo 2 cấp một cách khoa học, phù hợp yêu cầu thực tiễn; thúc đẩy sự phát triển của đô thị, của nông thôn và miền núi, vùng sâu. Chúng ta phải thống nhất nhận thức rằng, sáp nhập các đơn vị hành chính, dù là cấp xã hay cấp tỉnh, đều phải lấy mục tiêu vì sự phát triển.
[e-Magazine] De xuat giu nguyen 11 tinh, 52 tinh can sap nhap la phu hop-Hinh-4

Mục tiêu cao nhất của việc sáp nhập tỉnh thành là phát triển đất nước, mở rộng không gian phát triển cho đơn vị hành chính mới, phát huy vai trò dẫn dắt của các vùng động lực, hành lang kinh tế, cực tăng trưởng, ưu tiên sắp xếp các đơn vị hành chính miền núi, đồng bằng với các đơn vị hành chính có biển. Việc sáp nhập tỉnh thành sẽ tạo ra không gian và dư địa phát triển mới, giải quyết nhiều vấn đề tồn tại trong liên kết vùng và sự liên thông tự nhiên giữa các khu vực. Một trong những mục tiêu quan trọng của việc sáp nhập là phải xóa bỏ được thực trạng phân mảnh lãnh thổ tự nhiên bởi đây chính là nền tảng vững chắc để duy trì sự phát triển bền vững về kinh tế và xã hội.

Theo tôi, bên cạnh các tiêu chí truyền thống về điều kiện tự nhiên, quy mô dân số theo quy định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nguyên tắc sáp nhập tỉnh, thành lần này cần được tiếp cận dựa trên tư duy tổ chức lại lãnh thổ. Đây là cuộc cách mạng tổ chức lại lãnh thổ quốc gia, tạo điều kiện cho đất nước phát triển nhanh, bền vững. Ví dụ cụ thể như trường hợp vịnh Cam Ranh, một khu vực có tiềm năng to lớn nhưng hiện thuộc địa phận của hai tỉnh Khánh Hòa và Ninh Thuận, gây ra những thách thức không nhỏ trong quản lý và khai thác hiệu quả nguồn lực.
Tôi đề xuất nguyên tắc then chốt cho sáp nhập tỉnh thành là ưu tiên tối đa việc hình thành các tỉnh có biển, đồng thời thiết lập mối liên kết chiến lược giữa biển và đất liền - tỉnh biển sáp nhập với tỉnh núi rừng hoặc tỉnh duyên hải với nội địa. Đây được xem là chìa khóa để khai thác triệt để sức mạnh biển, mở ra một kỷ nguyên phát triển cân bằng và bền vững cho Việt Nam.
Việt Nam có tiềm năng biển rất lớn với bờ biển dài và vùng đặc quyền kinh tế rộng, bên cạnh phần diện tích đất liền với đa dạng địa hình núi rừng và đồng bằng, ven biển. Sự tương hỗ giữa các vùng biển, đồng bằng và núi rừng này cần được khai thác trong quá trình sáp nhập tỉnh thành, nhằm tạo "thế và lực mới" cho sự phát triển toàn diện của các địa phương.
Xin cảm ơn các chuyên gia về cuộc trao đổi trên!
 
[e-Magazine] De xuat giu nguyen 11 tinh, 52 tinh can sap nhap la phu hop-Hinh-5

Hai học sinh ở Quảng Trị nhặt được 1 cây vàng, trả lại người đánh rơi

Hai học sinh lớp 4 ở Quảng Trị nhặt được một cây vàng rồi tìm người đánh rơi để trả lại đã được tuyên dương, khen thưởng.

Trường Tiểu học và THCS Hải Khê, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị vừa tổ chức lễ trao tặng Giấy khen cho 2 học sinh lớp 4B, Lê Thanh Tình và Trần Thị Linh Đan. Đây là sự ghi nhận cho hành động nhặt được của rơi, trả lại cho người đánh mất của 2 em.
Hai hoc sinh o Quang Tri nhat duoc 1 cay vang, tra lai nguoi danh roi

Hai học sinh nhận Giấy khen. 

Phó Bí thư Huyện đoàn Hải Lăng, anh Lê Quý Trí, đánh giá cao hành động của 2 em, cho rằng đây không chỉ là biểu hiện của phẩm chất trung thực mà còn là tấm gương sáng, góp phần giáo dục thế hệ trẻ về đạo đức và trách nhiệm xã hội.

Trước đó, chiều 20/3, Công an xã Hải Khê đã trao trả 1 cây vàng cho anh Trương Văn Sừng, người không may đánh rơi số tài sản này. Anh Sừng (SN 1991, trú tại tỉnh Khánh Hòa) cho biết, anh đã vay 2 nhẫn vàng từ họ hàng để làm vốn kinh doanh khi về quê thăm gia đình. Tuy nhiên, anh đã vô tình làm rơi trên đường về nhà.

May mắn, 2 học sinh Lê Thanh Tình và Trần Thị Linh Đan đã nhặt được số vàng và cùng phụ huynh đến trình báo cơ quan công an. Công an xã Hải Khê đã nhanh chóng xác minh chủ sở hữu và trao trả tài sản cho anh Sừng. Sau khi nhận lại tài sản, anh Sừng đã viết thư tay cảm ơn lực lượng công an và 2 học sinh của Trường Tiểu học và THCS Hải Khê.

>>> Xem thêm video: Đại gia thuê cần cẩu rải tiền, du khách tranh nhau nhặt ở ngôi đền thiêng
  

Cận cảnh "siêu phường" ở Hà Nội, dân cư đông bằng một thành phố

Phường Hoàng Liệt (quận Hoàng Mai) đông dân nhất Hà Nội với hơn gần 100 tòa chung cư, 92.000 người, nhưng cơ sở vật chất thiếu thốn, bãi đậu xe quá tải, sân chơi bị thu hẹp...


Can canh
Phường Hoàng Liệt ở phía Tây Nam quận Hoàng Mai có diện tích 4,85 km2, tổng dân số hơn 92.000 người, thuộc cửa ngõ phía Nam Thủ đô, là đầu mối giao thông quan trọng của thành phố.

Người đàn ông bị tai nạn hiến tạng cứu sống 7 người

Sau khi không may bị tai nạn lao động dẫn đến chết não, gia đình đã quyết định hiến tặng các mô và bộ phận cơ thể của ông để cứu sống 7 người.

Bệnh viện Thống Nhất, TP HCM cho biết, vừa phối hợp với Trung tâm điều phối ghép tạng quốc gia và các chuyên gia của Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Trung ương Huế, Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM tổ chức thực hiện việc lấy, vận chuyển 7 đơn vị mô và bộ phận cơ thể (gồm tim, 2 phần gan, 2 thận, 2 giác mạc) từ người hiến chết não chuyển đến các bệnh viện, ghép cho các bệnh nhân.
Nguoi dan ong bi tai nan hien tang cuu song 7 nguoi

Các y bác sĩ mặc niệm, tri ân người đàn ông hiến mô tạng. 

Trước đó, ngày 17/3, Bệnh viện Thống Nhất tiếp nhận bệnh nhân nam Trần Hữu N. (44 tuổi), quê ở Buôn Mê Thuột, tỉnh Đắk Lắk vào cấp cứu với đa chấn thương rất nặng (chấn thương đầu mặt, chấn thương cột sống cổ, chấn thương ngực, gãy xương sườn, tổn thương phổi) trong tình trạng ngưng tim, ngưng thở.

Các bác sĩ Khoa Cấp cứu đã hồi sinh tim phổi thành công cho bệnh nhân. Sau đó bệnh nhân được chuyển theo dõi tại Khoa Phẫu thuật gây mê hồi sức. Dù đã được các y bác sĩ tích cực, tận tâm cứu chữa nhưng do tổn thương não quá nặng, bệnh nhân được đánh giá tiềm năng chết não.

Ngay sau đó, bệnh viện đã tiến hành kích hoạt Chi hội Vận động hiến ghép mô tạng và tiến hành gặp gỡ, trao đổi với vợ, mẹ và em của bệnh nhân. Sau khi được giải thích, gia đình đã nén lại nỗi đau, đồng ý hiến tặng các mô và bộ phận cơ thể khi anh N. chết não.

Bệnh viện đã kích hoạt hệ thống để đánh giá tình trạng bệnh nhân về cả cơ sở pháp lý và chuyên môn với hội đồng chuyên gia đánh giá bệnh nhân chết não hoạt động độc lập với quá trình điều trị. Sáng 19/3, sau khi có kết luận của hội đồng chuyên gia đánh giá bệnh nhân chết não, PGS.TS Lê Đình Thanh - Giám đốc Bệnh viện Thống Nhất đã đưa ra công bố chết não vào lúc 8h30' cùng ngày và chủ trì hội chẩn chuyên môn cùng các chuyên gia đến các đơn vị trên.

Các chuyên gia thống nhất và quyết định bắt đầu phẫu thuật lấy mô và bộ phận cơ thể vào lúc 14h cùng ngày. Ca phẫu thuật lấy mô và bộ phận cơ thể từ người hiến chết não đã thành công, 7 đơn vị mô và bộ phận cơ thể đã được vận chuyển nhanh chóng đến các bệnh viện để ghép cho người nhận.

Trong đó, 2 quả thận ghép cho 2 bệnh nhân tại Bệnh viện Thống Nhất, 1 quả tim và 1 phần gan ghép cho 2 bệnh nhân tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, 1 phần gan được ghép cho bệnh nhân tại Bệnh viện Trung ương Huế, 2 giác mạc được ghép cho 2 bệnh nhân tại Bệnh viện Chợ Rẫy.

Sau ca phẫu thuật, Ban Giám đốc Bệnh viện Thống Nhất đã phân công các bộ phận tổ chức hậu sự chu đáo cho người hiến tạng và đưa về an táng tại quê nhà. Quá trình này có sự hỗ trợ của lực lượng CSGT, bác sĩ Pháp y Công an TP HCM.

>>> Xem thêm video: Kỹ sư trẻ chết não hiến tạng giúp 4 người bệnh được cứu

Nguồn: THND

Trình Trung ương đề án sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện trong tháng 4

Bộ Chính trị, Ban Bí thư yêu cầu các cơ quan xây dựng các đề án sáp nhập tỉnh, thành, bỏ cấp huyện phải hoàn thiện trình Trung ương trước ngày 7/4.

Bộ Chính trị, Ban Bí thư vừa ban hành Kết luận 127 ngày 28/2 về triển khai nghiên cứu, đề xuất tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.
Theo đó, Bộ Chính trị, Ban Bí thư yêu cầu nghiên cứu định hướng sáp nhập một số đơn vị cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, sáp nhập một số đơn vị cấp xã; thực hiện mô hình địa phương 2 cấp (tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể) bảo đảm tinh gọn, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả.

Đề xuất giữ nguyên 11 tỉnh, 52 tỉnh còn lại cần sắp xếp

Theo dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội do Bộ Nội vụ chủ trì soạn thảo, cả nước có 11 đơn vị hành chính cấp tỉnh giữ nguyên, 52 tỉnh còn lại thuộc diện phải sắp xếp.

Bộ Nội vụ vừa hoàn tất tờ trình và dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính, chuyển Bộ Tư pháp thẩm định.
Theo Tờ trình của Bộ Nội vụ, thực hiện các kết luận của Bộ Chính trị về việc "sáp nhập một số đơn vị cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, sáp nhập một số đơn vị cấp xã," dự thảo Nghị quyết quy định về tiêu chí sắp xếp đối với đơn vị hành chính cấp tỉnh và cấp xã theo hướng bám sát 6 tiêu chí đã được Bộ Chính trị xem xét, thống nhất.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Ai đứng sau Cty Thiên An có dự án sân golf bị thu hồi?

Ai đứng sau Cty Thiên An có dự án sân golf bị thu hồi?

Công ty Thiên An thành lập từ năm 2006, ban đầu ông Hoàng Ngọc Nhất làm Chủ tịch HĐQT. Đến năm 2019, ông Đinh Trường Chinh làm Chủ tịch, và đến tháng 1/2024, ông Hồ Thìn thay thế ông Chinh tại vị trí này rồi giữ nguyên cho đến nay.
Giá vàng hôm nay 13/05: Rơi thẳng đứng?

Giá vàng hôm nay 13/05: Rơi thẳng đứng?

Giá vàng hôm nay 13/05 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá vàng SJC, giá vàng 9999, giá vàng DOJI, giá vàng PNJ, giá vàng 24k, giá vàng 18k ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.
OSZAR »