53 tuổi, Từ Hi Thái hậu mê thị vệ trẻ...thăng chức để dễ gặp

53 tuổi, Từ Hi Thái hậu mê thị vệ trẻ...thăng chức để dễ gặp

Khi 53 tuổi, Từ Hi Thái hậu được cho là si mê một thị vệ trẻ tuổi, anh tuấn. Bà đã thăng chức người tình để có thể thường xuyên gặp mặt.

Từ Hi Thái hậu (1835 - 1908) là một trong những người phụ nữ quyền lực nhất nhà Thanh cũng như trong lịch sử phong kiến Trung Quốc. Bà nắm quyền khuynh đảo triều chính nhà Thanh trong 47 năm.
Từ Hi Thái hậu (1835 - 1908) là một trong những người phụ nữ quyền lực nhất nhà Thanh cũng như trong lịch sử phong kiến Trung Quốc. Bà nắm quyền khuynh đảo triều chính nhà Thanh trong 47 năm.
Trong suốt nhiều năm buông rèm nhiếp chính, nắm quyền sinh sát trong tay và quyền lực lớn hơn cả hoàng đế, mỗi câu nói của Từ Hi Thái hậu có thể ảnh hưởng đến cuộc sống của nhiều người. Bà hoàng này cũng tận hưởng cuộc sống xa hoa, quyền quý không ai sánh bằng.
Trong suốt nhiều năm buông rèm nhiếp chính, nắm quyền sinh sát trong tay và quyền lực lớn hơn cả hoàng đế, mỗi câu nói của Từ Hi Thái hậu có thể ảnh hưởng đến cuộc sống của nhiều người. Bà hoàng này cũng tận hưởng cuộc sống xa hoa, quyền quý không ai sánh bằng.
Không những vậy, Từ Hi Thái hậu còn có một số giai thoại tình ái gây nhiều tò mò. Trong số này có việc khi đã ngoài 50 tuổi, vị thái hậu quyền lực này có một mối tình với thị vệ trẻ tuổi.
Không những vậy, Từ Hi Thái hậu còn có một số giai thoại tình ái gây nhiều tò mò. Trong số này có việc khi đã ngoài 50 tuổi, vị thái hậu quyền lực này có một mối tình với thị vệ trẻ tuổi.
Tương truyền, năm 53 tuổi, Từ Hi Thái hậu bị thu hút bởi một thị vệ khôi ngô, tuấn tú có tên Na Nhĩ Tô. Không chỉ có vẻ ngoài cuốn hút, Na Nhĩ Tô còn xuất thân trong gia đình danh giá khi là cháu trai của trung thân vương Tăng Cách Lâm Thấm.
Tương truyền, năm 53 tuổi, Từ Hi Thái hậu bị thu hút bởi một thị vệ khôi ngô, tuấn tú có tên Na Nhĩ Tô. Không chỉ có vẻ ngoài cuốn hút, Na Nhĩ Tô còn xuất thân trong gia đình danh giá khi là cháu trai của trung thân vương Tăng Cách Lâm Thấm.
Dù có sự cách biệt tuổi tác và thân phận lớn nhưng Từ Hi Thái hậu và Na Nhĩ Tô lao vào tình yêu cuồng nhiệt. Nhằm có nhiều cơ hội gặp gỡ người tình, Từ Hi Thái hậu thăng chức cho Na Nhĩ Tô lên nội đại thần.
Dù có sự cách biệt tuổi tác và thân phận lớn nhưng Từ Hi Thái hậu và Na Nhĩ Tô lao vào tình yêu cuồng nhiệt. Nhằm có nhiều cơ hội gặp gỡ người tình, Từ Hi Thái hậu thăng chức cho Na Nhĩ Tô lên nội đại thần.
Nhờ được Từ Hi Thái hậu "chống lưng", Na Nhĩ Tô có thể tự do ra vào cung. Thậm chí, vị thái hậu này không ít lần tìm lý do để truyền Na Nhĩ Tô vào hoàng cung.
Nhờ được Từ Hi Thái hậu "chống lưng", Na Nhĩ Tô có thể tự do ra vào cung. Thậm chí, vị thái hậu này không ít lần tìm lý do để truyền Na Nhĩ Tô vào hoàng cung.
Trong số này có việc Từ Hi Thái hậu từng kiếm cớ là Bắc Kinh hạn hán nên truyền Na Nhĩ Tô vào cung để cầu mưa. Sau khi trời có mưa, bà lại yêu cầu Na Nhĩ Tô ở lại làm lễ tạ thần.
Trong số này có việc Từ Hi Thái hậu từng kiếm cớ là Bắc Kinh hạn hán nên truyền Na Nhĩ Tô vào cung để cầu mưa. Sau khi trời có mưa, bà lại yêu cầu Na Nhĩ Tô ở lại làm lễ tạ thần.
Cứ như vậy, Từ Hi Thái hậu và Na Nhĩ Tô có nhiều thời gian ở bên nhau. Thái giám và cung nữ thân cận của Từ Hi Thái hậu giúp bà che giấu chuyện tình của hai người.
Cứ như vậy, Từ Hi Thái hậu và Na Nhĩ Tô có nhiều thời gian ở bên nhau. Thái giám và cung nữ thân cận của Từ Hi Thái hậu giúp bà che giấu chuyện tình của hai người.
Thế nhưng, dù Na Nhĩ Tô cố gắng che giấu chuyện yêu đương đến đâu thì vẫn bị gia đình phát hiện có "quan hệ" với Từ Hi Thái hậu. Do lo sợ nếu chuyện này vỡ lở, bị tất cả mọi người biết được nên bố của Na Nhĩ Tô tìm cách xử lý để tránh khiến gia tộc bị liên lụy.
Thế nhưng, dù Na Nhĩ Tô cố gắng che giấu chuyện yêu đương đến đâu thì vẫn bị gia đình phát hiện có "quan hệ" với Từ Hi Thái hậu. Do lo sợ nếu chuyện này vỡ lở, bị tất cả mọi người biết được nên bố của Na Nhĩ Tô tìm cách xử lý để tránh khiến gia tộc bị liên lụy.
Theo đó, vào đầu năm 1900, cha của Na Nhĩ Tô xin Từ Hi Thái hậu cho Na Nhĩ Tô nghỉ phép 3 tháng để cùng con trai về quê cúng bái tổ tiên. Từ Hi thái hậu chấp thuận điều này. Sau khi về quê, Na Nhĩ Tô bị bị cha ép tự sát nhằm bảo vệ gia tộc.
Theo đó, vào đầu năm 1900, cha của Na Nhĩ Tô xin Từ Hi Thái hậu cho Na Nhĩ Tô nghỉ phép 3 tháng để cùng con trai về quê cúng bái tổ tiên. Từ Hi thái hậu chấp thuận điều này. Sau khi về quê, Na Nhĩ Tô bị bị cha ép tự sát nhằm bảo vệ gia tộc.

GALLERY MỚI NHẤT

OSZAR »