Đề xuất giữ nguyên 11 tỉnh, 52 tỉnh còn lại cần sắp xếp

Theo dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội do Bộ Nội vụ chủ trì soạn thảo, cả nước có 11 đơn vị hành chính cấp tỉnh giữ nguyên, 52 tỉnh còn lại thuộc diện phải sắp xếp.

Bộ Nội vụ vừa hoàn tất tờ trình và dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính, chuyển Bộ Tư pháp thẩm định.
Theo Tờ trình của Bộ Nội vụ, thực hiện các kết luận của Bộ Chính trị về việc "sáp nhập một số đơn vị cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, sáp nhập một số đơn vị cấp xã," dự thảo Nghị quyết quy định về tiêu chí sắp xếp đối với đơn vị hành chính cấp tỉnh và cấp xã theo hướng bám sát 6 tiêu chí đã được Bộ Chính trị xem xét, thống nhất.
Các tiêu chí gồm: Diện tích tự nhiên; quy mô dân số; tiêu chí về lịch sử, truyền thống, văn hóa, tôn giáo, dân tộc; tiêu chí về địa kinh tế (trong đó đã bao gồm tiêu chí về vị trí địa lý, quy mô và trình độ phát triển kinh tế); tiêu chí về địa chính trị; tiêu chí về quốc phòng, an ninh.
De xuat giu nguyen 11 tinh, 52 tinh con lai can sap xep
Ảnh minh họa. 
Dự thảo Nghị quyết cũng quy định không thực hiện sắp xếp đối với đơn vị hành chính có vị trí biệt lập và khó tổ chức giao thông kết nối thuận lợi hoặc đơn vị hành chính có vị trí đặc biệt quan trọng, ảnh hưởng đến quốc phòng an ninh và việc bảo vệ chủ quyền quốc gia.
Theo các tiêu chí đưa ra trong dự thảo, 11 đơn vị hành chính cấp tỉnh giữ nguyên gồm: Hà Nội, Huế, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh.
52 địa phương thuộc diện phải sắp xếp gồm 4 thành phố: Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ; và 48 tỉnh: Hà Nam, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Thái Bình, Hải Dương, Nam Định, Ninh Bình, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, Hòa Bình, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Ninh Thuận, Quảng Trị, Phú Yên, Quảng Bình, Quảng Ngãi, Khánh Hòa, Đắk Nông, Tây Ninh, Bình Dương, Bình Thuận, Bình Phước, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bến Tre, Bạc Liêu, Vĩnh Long, Hậu Giang, Trà Vinh, Tiền Giang, Sóc Trăng, Đồng Tháp, An Giang, Long An, Cà Mau, Quảng Nam, Bình Định, Đắk Lắk, Đồng Nai, Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng, Kiên Giang.
Theo Bộ Nội vụ, dự kiến 9.996/10.035 đơn vị cấp xã thuộc diện sắp xếp. Sau sắp xếp, cả nước sẽ còn khoảng dưới 3.000 đơn vị xã.
Đơn vị cấp xã có diện tích tự nhiên hoặc quy mô dân số dưới 300% tiêu chuẩn theo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ phải tiến hành sắp xếp. Quá trình sáp nhập cấp xã cần cân nhắc kỹ lưỡng các yếu tố đặc thù về lịch sử, truyền thống, văn hóa, dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, phong tục, tập quán, vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, liên kết tiểu vùng, vùng tỉnh, quy mô và trình độ phát triển kinh tế. Đồng thời, sắp xếp phải bảo đảm quốc phòng, an ninh chính trị, trật tự xã hội, hạ tầng giao thông và công nghệ thông tin phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước và phát triển kinh tế - xã hội.
Trường hợp sáp nhập từ 4 đơn vị cấp xã trở lên thì tiêu chuẩn về diện tích và dân số không cần đặt ra như một điều kiện bắt buộc. Đồng thời quy định, tổng số lượng xã, phường sau sắp xếp của các tỉnh, thành phố giảm tối thiểu 70% và giảm tối đa 75% so với tổng số lượng đơn vị hành chính cấp xã hiện nay trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Đăng sai sự thật sáp nhập tỉnh thành, bị xử lý thế nào?

Các trường hợp lợi dụng mạng xã hội đăng sai sự thật về sáp nhập tỉnh, thành gây hoang mang dư luận là vi phạm pháp luật và sẽ bị xử phạt từ 10 triệu đến 20 triệu đồng theo Điều 101, Nghị định 15 của Chính phủ.

Ngày 26/2, Công an tỉnh Lâm Đồng phát đi cảnh báo, khẳng định thông tin “chính thức - sáng nay Quốc hội thống nhất sáp nhập 63 tỉnh thành 31 tỉnh” là xuyên tạc, sai sự thật.
Theo Công an tỉnh Lâm Đồng, hiện nay, chủ trương về sáp nhập, tinh gọn bộ máy, nhất là về sáp nhập các tỉnh, thành phố đang trở thành chủ đề được quan tâm rất lớn của nhiều người dân trong xã hội. Trên các nền tảng mạng xã hội đang lan truyền rất nhiều thông tin, bài viết có liên quan đến việc sáp nhập các tỉnh thành.

Tỉnh sáp nhập vào thành phố trực thuộc Trung ương là thành phố

Trường hợp sáp nhập tỉnh với tỉnh, thì đơn vị hành chính sau sắp xếp là tỉnh, trường hợp sáp nhập tỉnh với thành phố trực thuộc Trung ương, đơn vị sau sắp xếp là thành phố trực thuộc Trung ương.

Bộ Nội vụ vừa hoàn tất, chuyển Bộ Tư pháp thẩm định tờ trình, dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính.
Mục tiêu đặt ra là thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh và cấp xã thống nhất, đồng bộ với đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương 2 cấp (cấp tỉnh và cấp cơ sở, bỏ cấp huyện); bảo đảm hoàn thành việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh và cấp xã trước ngày 30/6/2025.

Quốc hội dự kiến họp sớm, xem xét sửa đổi Hiến pháp 2013

Theo Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, nhiều nội dung liên quan sáp nhập tỉnh, xã theo yêu cầu của Bộ Chính trị phải hoàn thành trước 30/6. Dự kiến kỳ họp Quốc hội thứ 9 sẽ khai mạc sớm hơn.

Xem xét nhiều nội dung quan trọng
Sáng 10/3, phát biểu khai mạc phiên họp 43 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết, đây là phiên họp đầu tiên được tiến hành sau khi Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sắp xếp công tác tổ chức bộ máy tại Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội.

Đọc nhiều nhất

OSZAR »