Điều trị sởi, bé 7 tuổi phát hiện khối u thần kinh hiếm gặp

U nguyên bào thần kinh nếu không được phát hiện sớm có thể dẫn đến di căn, khó điều trị và giảm cơ hội sống của người bệnh.

Bệnh nhi nam 7 tuổi (Quảng Yên - Quảng Ninh) nhập viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí để điều trị bệnh sởi biến chứng viêm phổi.

Trong quá trình điều trị bệnh nhi được siêu âm ổ bụng và tình cờ phát hiện u sau phúc mạc. Sau khi điều trị viêm phổi ổn định bệnh nhi được tiến hành phẫu thuật cắt u sau phúc mạc và gửi mẫu bệnh phẩm để tiến hành làm xét nghiệm mô bệnh học.

kham-soi.jpg
Thực hiện xét nghiệm mẫu bệnh phẩm của bệnh nhi - Ảnh BVCC

Kết quả xét nghiệm là u nguyên bào thần kinh đệm típ đang biệt hóa (Ganglioneuroblastoma). Đây là một loại u thần kinh hiếm gặp, nếu không được phát hiện sớm có thể dẫn đến di căn, khó điều trị và giảm cơ hội sống của người bệnh.

Theo BSCKI Phạm Thị Hoa, khoa Giải phẫu bệnh, Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí cho biết, đây là một dạng khối u phát triển từ các tế bào thần kinh chưa trưởng thành trong cơ thể của trẻ. Khối u này thường nằm dọc theo cột sống, trong bụng, ngực, hoặc tuyến thượng thận.

Ganglioneuroblastoma thường phát triển âm thầm, nên không dễ nhận ra ở giai đoạn đầu, phần lớn trường hợp được phát hiện sau khi u đã di căn tới các phần khác của cơ thể, chẳng hạn như hạch bạch huyết, gan, phổi, xương và tủy xương.

Tuy nhiên, nếu cha mẹ để ý kỹ, có thể thấy một số dấu hiệu bất thường ở trẻ như: Xuất hiện khối u bất thường ở bụng hoặc ngực; Trẻ hay bị đau bụng, buồn nôn, hoặc ăn uống kém; Giảm cân nhanh, mệt mỏi kéo dài; Một số trẻ có thể bị rối loạn thần kinh, yếu tay chân nếu khối u chèn ép vào tủy sống; Tăng huyết áp, ra mồ hôi nhiều – do khối u tiết ra các chất kích thích thần kinh.

Nếu có những dấu hiệu trên, việc đưa trẻ đến bệnh viện để được kiểm tra chuyên sâu là rất cần thiết.

kham-soi-1.jpg
Biểu hiện tế bào của u nguyên bào thần kinh Ganglioneuroblastoma - Ảnh BVCC

Để chẩn đoán bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định để người bệnh tiến hành các xét nghiệm như: Siêu âm, chụp CT.Sanner hoặc MRI, kết hợp với xét nghiệm nước tiểu để kiểm tra các chất do khối u tiết ra. Đặc biệt là việc xét nghiệm mô bệnh học (sinh thiết) rất quan trọng để xác định chính xác bản chất của khối u.

Việc điều trị sẽ tùy thuộc vào giai đoạn và mức độ nguy cơ của u, các phương pháp có thể bao gồm: Phẫu thuật để loại bỏ khối u (nếu có thể); Hóa trị nhằm tiêu diệt các tế bào ác tính; Xạ trị trong trường hợp đặc biệt hoặc khi khối u không thể phẫu thuật hoàn toàn.

Nếu phát hiện sớm và điều trị đúng cách, rất nhiều trẻ mắc ganglioneuroblastoma có thể khỏi bệnh và phát triển bình thường. Tiên lượng (khả năng hồi phục) sẽ tốt hơn nếu khối u còn nhỏ, chưa lan rộng và các tế bào u biệt hóa tốt.

Tuy nhiên, do bệnh có thể tái phát, trẻ cần được theo dõi định kỳ sau điều trị.

Ganglioneuroblastoma là một căn bệnh hiếm, nhưng hoàn toàn có thể điều trị hiệu quả nếu được phát hiện kịp thời.

Vì vậy, hãy luôn lắng nghe cơ thể con, đừng bỏ qua những dấu hiệu bất thường. Một lần thăm khám sớm có thể mang lại cả tương lai khỏe mạnh cho trẻ.

Phát hiện u tuyến yên khi khám mờ mắt, đau đầu

Cứ 10 người trưởng thành có 1 người bị u tuyến yên. Khối u phát triển sẽ dẫn đến tình trạng mất thị lực hoàn toàn, thần kinh thị giác bị hủy hoại nặng...

Nhiều người đau đầu, mờ mắt phát hiện u lớn vùng tuyến yên

Chỉ trong vài ngày, khoa Sọ não Cột sống 2 Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á đã tiếp nhận hai trường hợp bệnh nhân bị u tuyến yên lớn gây chèn ép dây thần kinh khiến bệnh nhân thường xuyên đau nhức đầu, mờ mắt, cơ thể mệt mỏi. Đó là trường hợp của bệnh nhân H.T.L (48 tuổi, Bình Định) và bệnh nhân N.V.H (74 tuổi, Cà Mau).

Đi khám zona thần kinh, bất ngờ phát hiện khối u khổng lồ trong tim

U nhầy nhĩ phải là một dạng u tim hiếm gặp. Do vị trí đặc biệt, u nhầy nhĩ phải có thể gây tắc nghẽn tuần hoàn tĩnh mạch, dẫn đến suy tim phải hoặc thuyên tắc phổi,…

Đi khám zona thần kinh ngực phát hiện u tim kích thước lớn

Người bệnh nữ (68 tuổi) ở Việt Trì, Phú Thọ, bị zona thần kinh vùng thành ngực và đau nhiều ở khu vực bị zona. Người bệnh đi khám thì phát hiện có khối bất thường kích thước lớn ở tim bên phải.

Lần đầu phối hợp mổ mở sọ, nội soi qua đường mũi cắt u tuyến yên

Các bác sĩ Bệnh viện Việt Đức lần đầu tiên phối hợp đồng thời hai đường mổ, mở sọ và nội soi qua đường mũi, giúp loại bỏ triệt để khối u, bảo toàn các cấu trúc thần kinh quan trọng cho bệnh nhân.

Ngày 8/4, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức thông tin các bác sĩ của bệnh viện vừa tiến hành thành công ca phẫu thuật phối hợp hai đường tiếp cận hiếm gặp.
Trước đó, ngày 20/3, ông V.A.P (dân tộc Giáy, 65 tuổi, Lào Cai) nhập viện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức với tình trạng suy giảm thị lực nghiêm trọng do chèn ép dây thần kinh thị giác, kèm theo các triệu chứng đau đầu, buồn nôn và dấu hiệu suy tuyến yên kéo dài. Đây là những biểu hiện điển hình của u tuyến yên tiến triển, tuy nhiên, do khối u phát triển âm thầm trong nhiều năm, người bệnh chỉ phát hiện bệnh khi kích thước u đã quá lớn, gây chèn ép nhiều cấu trúc quan trọng trong não.

Đọc nhiều nhất

Bữa sáng nhanh, đủ chất cho con đến trường

Bữa sáng nhanh, đủ chất cho con đến trường

Theo nhiều nghiên cứu dinh dưỡng, bữa sáng là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày, đặc biệt với trẻ em đang ở độ tuổi học đường. Vì vậy, chuẩn bị bữa sáng nhanh, đủ chất giúp bé có năng lượng cho cả ngày.
Thói quen đơn giản giúp tăng tuổi thọ

Thói quen đơn giản giúp tăng tuổi thọ

Tuổi thọ của con người phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Di truyền, môi trường sống, điều kiện kinh tế, xã hội… Tuy nhiên nhiều bằng chứng khoa học cho thấy, chính lối sống, thói quen sinh hoạt đóng vai trò quyết định đến sức khỏe và tuổi thọ.
Cách tăng chiều cao tự nhiên cho trẻ

Cách tăng chiều cao tự nhiên cho trẻ

Nếu được chăm sóc đúng cách, trong giai đoạn “vàng” phát triển từ lúc sơ sinh đến tuổi dậy thì, trẻ hoàn toàn có thể đạt được chiều cao tối ưu. 

Tin mới

OSZAR »