Hơn 2500 cán bộ Hải Dương sang Hải Phòng làm việc

Sau sáp nhập, dự kiến hơn 2500 cán bộ thuộc Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Hải Dương, các cơ quan tham mưu cấp tỉnh phải sang làm việc tại TP Hải Phòng.

Thông tin từ Sở Xây dựng Hải Dương, sau sáp nhập, tổng số cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Hải Dương và các cơ quan tham mưu cấp tỉnh dự kiến phải di chuyển sang làm việc tại TP Hải Phòng là 2.582 người.

7777.jpg
Trung tâm Chính trị - Hành chính TP.Hải Phòng

Khảo sát sơ bộ cho thấy, có khoảng 1.400 người có nhu cầu thường xuyên di chuyển bằng phương tiện vận tải công cộng với thời gian sáng đi, tối về và hơn 700 người di chuyển không thường xuyên (từ 3 lần/tuần trở xuống).

Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hải Dương mới đây đã đồng ý chủ trương xây dựng, ban hành chính sách hỗ trợ về đi lại, nhà ở và thu nhập cho cán bộ công chức, viên chức, người lao động của các cơ quan, tổ chức của tỉnh Hải Dương như đề xuất của Ban Thường vụ Đảng ủy UBND tỉnh.

Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hải Dương giao Ban Thường vụ Đảng ủy UBND tỉnh chỉ đạo UBND tỉnh phối hợp UBND TP Hải Phòng khẩn trương nghiên cứu, xây dựng chính sách bảo đảm hài hòa, phù hợp giữa hai địa phương; trình cấp có thẩm quyền xem xét theo quy định. Đồng thời, tiếp tục chỉ đạo rà soát, đánh giá các chính sách đặc thù trên địa bàn tỉnh để tham mưu, đề xuất điều chỉnh phù hợp với tình hình thực tiễn.

Trước đó, ngày 8/5, Ban Thường vụ Đảng ủy UBND tỉnh Hải Dương đã báo cáo Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hải Dương đề xuất chủ trương xây dựng và ban hành chính sách hỗ trợ cho cán bộ công chức, viên chức, người lao động tại Hải Dương đến làm việc tại TP Hải Phòng sau khi hợp nhất.

Việc xây dựng và ban hành cơ chế chính sách hỗ trợ phù hợp cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động tại tỉnh Hải Dương đến làm việc tại TP Hải Phòng sau khi hợp nhất là cần thiết, để giúp cán bộ, công chức, viên chức và người lao động tại Hải Dương giảm bớt khó khăn, ổn định tâm lý, yên tâm công tác,

Để hỗ trợ cán bộ ở Hải Dương sang làm việc, TP Hải Phòng đã nghiên cứu xây dựng các phương án đảm bảo điều kiện làm việc cán bộ, công chức, viên chức và người lao động tỉnh Hải Dương như hỗ trợ phương tiện đi lại, nhà ở, kết nối giao thông…

Cụ thể, nhằm hỗ trợ cán bộ của Hải Dương có nơi ở để ổn định công tác, TP Hải Phòng bố trí khoảng hơn 400 căn hộ thuộc 2 dự án nhà ở xã hội trên địa bàn quận Ngô Quyền để cán bộ của Hải Dương thuê với thời gian từ 2 - 3 năm. Hải Phòng cũng đôn đốc triển khai các tòa nhà chung cư kết hợp thương mại dịch vụ (33 tầng) tại khu vực đường Đỗ Mười kéo dài, ưu tiên cho cán bộ của Hải Dương.

Lãnh đạo Hải Phòng, Hải Dương đã thống nhất giao Sở Xây dựng của Hải Dương và Hải Phòng là đầu mối thông tin, tổng hợp. Sở Xây dựng tỉnh Hải Dương tổng hợp nhu cầu thuê, mua nhà ở xã hội, nhà ở thương mại của cán bộ Hải Dương. Trong khi đó, Sở Xây dựng Hải Phòng cung cấp thông tin số lượng, giá bán, giá cho thuê, chủ đầu tư, vị trí các dự án nhà ở xã hội, nhà ở thương mại trên địa bàn thành phố để cán bộ, công chức, viên chức tỉnh Hải Dương lựa chọn theo nhu cầu, điều kiện.

Trụ sở “hoành tráng” của các tỉnh sau sáp nhập… để làm gì?

Khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính các cấp, dự kiến sẽ có hàng nghìn trụ sở công dôi dư. Làm gì với các trụ sở dôi dư? Bố trí,sử dụng thế nào để tránh lãng phí tài sản công,tránh lãng phí tài nguyên đất đai quý giá?

Ông Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (nay là Bộ Nông nghiệp và Môi trường) cho rằng, cần thành lập một cơ quan chuyên trách - có thể là một Ủy ban hoặc Ban Chỉ đạo cấp quốc gia, được trao quyền rõ ràng bởi Thủ tướng Chính phủ - để rà soát và đưa ra phương án xử lý toàn bộ tài sản công dôi dư.

Theo đó, cần phải có rà soát cụ thể xem nơi nào có thể tiếp tục được sử dụng, nơi nào có thể chuyển đổi mục đích sử dụng và nơi nào cần bán đấu giá. Với thực tế hiện nay, nếu thiếu một đầu mối điều phối, rất dễ dẫn đến tình trạng “cha chung không ai khóc”.

Bộ Chính trị, Ban Bí thư chỉ định Bí thư tỉnh sau sáp nhập

Ban Tổ chức Trung ương sẽ tham mưu Bộ Chính trị, Ban Bí thư chỉ định ban chấp hành, ban thường vụ, bí thư, phó bí thư tỉnh ủy, thành ủy sau khi các địa phương hoàn thành sáp nhập.

Ban Tổ chức Trung ương vừa ban hành hướng dẫn việc thành lập tổ chức đảng tương ứng tại các đơn vị hành chính địa phương sau sáp nhập.
Theo đó, tỉnh, thành ủy nơi được xác định là trung tâm chính trị - hành chính của đơn vị hành chính cấp tỉnh sau hợp nhất chủ trì, phối hợp chặt chẽ với các tỉnh uỷ, thành uỷ xây dựng đề án thành lập đảng bộ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trên cơ sở hợp nhất, sáp nhập các đảng bộ cấp tỉnh trước khi sắp xếp.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Ai đứng sau Cty Thiên An có dự án sân golf bị thu hồi?

Ai đứng sau Cty Thiên An có dự án sân golf bị thu hồi?

Công ty Thiên An thành lập từ năm 2006, ban đầu ông Hoàng Ngọc Nhất làm Chủ tịch HĐQT. Đến năm 2019, ông Đinh Trường Chinh làm Chủ tịch, và đến tháng 1/2024, ông Hồ Thìn thay thế ông Chinh tại vị trí này rồi giữ nguyên cho đến nay.
Giá vàng hôm nay 13/05: Rơi thẳng đứng?

Giá vàng hôm nay 13/05: Rơi thẳng đứng?

Giá vàng hôm nay 13/05 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá vàng SJC, giá vàng 9999, giá vàng DOJI, giá vàng PNJ, giá vàng 24k, giá vàng 18k ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.
OSZAR »