[e-Magazine] Tiến sĩ Việt nhận giải TechWomen 100: Nguồn cảm hứng phá vỡ rào cản

Những đóng góp của Tiến sĩ Nguyễn Thụy Bá Linh trong lĩnh vực STEM và công nghệ vật liệu sinh học được ghi nhận và đánh giá cao. Chị trở thành nguồn cảm hứng cho thế hệ tài năng khoa học tiếp theo tại Việt Nam và trên toàn cầu.

[e-Magazine] Tien si Viet nhan giai TechWomen 100: Nguon cam hung pha vo rao can
Giải thưởng TechWomen 100 tôn vinh 100 nhà lãnh đạo nữ xuất sắc làm việc trong lĩnh vực công nghệ trên khắp Vương quốc Anh mỗi năm. Trong số hơn 1.150 đề cử năm 2024, Tiến sĩ Nguyễn Thụy Bá Linh là đại diện duy nhất của Việt Nam được vinh danh trong danh sách này.
Tiến sĩ (TS) Linh, 44 tuổi, hiện là giảng viên ngành Vật liệu sinh học tại Viện Nha khoa Eastman thuộc Đại học College London (UCL).
[e-Magazine] Tien si Viet nhan giai TechWomen 100: Nguon cam hung pha vo rao can-Hinh-2
TS Linh ban đầu theo học ngành Hóa tại Đại học Khoa học Tự nhiên Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam, và tốt nghiệp năm 2003. Sau đó, chị lấy bằng Tiến sĩ tại Đại học Soonchunhyang (Hàn Quốc), tập trung nghiên cứu về các ứng dụng y học tái tạo.
Tiếp tục trở thành nhà nghiên cứu sau tiến sĩ tại Viện Kỹ thuật Y sinh của Đại học Oxford (Anh), chị đã có đóng góp vào những tiến bộ đáng kể trong kỹ thuật y sinh và tái tạo mô.
"Trong thời gian nghiên cứu tại Oxford, tôi đã phát triển một công nghệ liên quan đến các hạt macrobead polycaprolactone có thể mở rộng để thu hoạch tế bào gốc. Phương pháp thu thập tế bào gốc sáng tạo này đã được cấp bằng sáng chế và cấp phép thành công", TS Linh chia sẻ trên trang We Are TechWomen.
Nghiên cứu cũng mang về cho TS Linh giải thưởng Nhà nghiên cứu sau tiến sĩ xuất sắc của Khoa Khoa học Kỹ thuật tại Đại học Oxford năm 2017.
Từ năm 2019, Tiến sĩ Linh trở thành giảng viên về Vật liệu sinh học tại Viện Nha khoa UCL Eastman, cung cấp những bài giảng về y học nano, ứng dụng kỹ thuật y sinh và khoa học lâm sàng.
[e-Magazine] Tien si Viet nhan giai TechWomen 100: Nguon cam hung pha vo rao can-Hinh-3
Chị tiếp tục mở rộng trọng tâm nghiên cứu của mình, tập trung vào vật liệu sinh học để tái tạo mô, hệ thống phân phối thuốc và polyme phản ứng nhiệt để nhân rộng và thu hoạch tế bào gốc. Các dự án đáng chú ý của Tiến sĩ Linh bao gồm công nghệ tái tạo xương và da.
TS Linh cho biết chị đã nhận được tài trợ từ Innovate UK Biomedical Catalyst và EPSRC DTP để thực hiện nghiên cứu.
Đến nay, Tiến sĩ Linh có hơn 50 bài báo nghiên cứu được bình duyệt, hai chương sách và nắm giữ hai bằng sáng chế.
Chị cũng là biên tập viên và cố vấn cho các tạp chí hàng đầu trong lĩnh vực của mình như tạp chí Journal of Biomaterials Applications, Bioengineering và Materials.
Ngoài việc theo đuổi học thuật, Tiến sĩ Linh là giám đốc điều hành sáng lập của SmileScaff, một công ty khởi nghiệp về vật liệu sinh học chuyên phát triển các vật liệu tiên tiến để đẩy nhanh quá trình chữa lành vết thương và tái tạo mô. Mục tiêu của công ty là chuyển đổi các vật liệu sinh học tiên tiến thành các ứng dụng y tế thực tế.
Năm 2021, TS Linh được bầu làm Chủ tịch Viện Hàn lâm trẻ Việt Nam, hướng dẫn các nhà khoa học trẻ thông qua Hội Trí thức Việt Nam tại Anh và Ireland.
[e-Magazine] Tien si Viet nhan giai TechWomen 100: Nguon cam hung pha vo rao can-Hinh-4
Là một trong số ít phụ nữ châu Á được giải thưởng TechWomen 100 vinh danh, Tiến sĩ Linh hy vọng thành tích của mình có thể truyền cảm hứng cho nhiều phụ nữ và trẻ em gái theo đuổi sự nghiệp trong lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học (STEM).
Trong bài phát biểu nhận giải, chị nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tôn vinh những người phụ nữ vượt qua thử thách và rào cản để trở thành những nhà lãnh đạo trong lĩnh vực công nghệ.
Nữ Tiến sĩ Việt luôn quan tâm đến việc khuyến khích nhiều phụ nữ làm việc trong các lĩnh vực STEM.
Trên website của Viện Nha khoa UCL Eastman, chị từng chia sẻ năm 2019: “Tại UCL Eastman, tôi muốn cung cấp các nghiên cứu có tác động lớn hơn, xây dựng mạng lưới nghiên cứu và thu hút công chúng. Tôi muốn phát triển các hệ thống công nghệ sinh học bao gồm vật liệu sinh học và thiết bị y sinh có thể di động và sử dụng tại nhà hoặc khi di chuyển.
Trong nhiều năm qua, tôi đã có thể xây dựng một mạng lưới chuyên nghiệp với sự tham gia của các viện quốc gia và quốc tế. Những mạng lưới như vậy không chỉ giúp tôi có được góc nhìn toàn cầu về khoa học và giáo dục mà còn tích lũy kinh nghiệm.
Tôi hy vọng tôi có thể sử dụng những kinh nghiệm này và kiến thức nghiên cứu của mình để cung cấp thông tin và truyền cảm hứng cho nhiều phụ nữ và trẻ em gái tham gia vào các lĩnh vực STEM”.
Ở vai trò giảng viên và cố vấn, TS Linh luôn tận tâm giảng dạy nhằm đảm bảo rằng thế hệ các nhà khoa học tiếp theo được chuẩn bị tốt để tiếp tục thúc đẩy lĩnh vực quan trọng này.
Trong tương lai, nữ Tiến sĩ đặt mục tiêu thúc đẩy đổi mới vật liệu sinh học thông qua các dự án nghiên cứu hợp tác và quan hệ đối tác giữa các học viện, cơ sở công nghiệp và lâm sàng.
Giải thưởng TechWomen 100 là sự ghi nhận xứng đáng những thành tựu và đóng góp vô giá của Tiến sĩ Linh trong việc thúc đẩy phụ nữ trong lĩnh vực STEM và công nghệ vật liệu sinh học, nâng cao sức khỏe con người trên toàn thế giới. Chị trở thành nguồn cảm hứng cho thế hệ tài năng khoa học tiếp theo tại Việt Nam và trên toàn cầu.
[e-Magazine] Tien si Viet nhan giai TechWomen 100: Nguon cam hung pha vo rao can-Hinh-5

Tiến sĩ Việt và công trình biến nước biển thành thuốc chữa bệnh

TS Nguyễn Đình Nguyên, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội cùng cộng sự nghiên cứu thành công tài nguyên nước biển làm thuốc chữa bệnh.

Nước biển sâu giàu khoáng chất và vi lượng

Loài cây kỳ lạ, nửa thế kỷ mới nở hoa rồi... chết

Loài cây này lần đầu tiên được phát hiện vào năm 2005 bởi một nông dân địa phương tên là Xavier Metz.

Loai cay ky la, nua the ky moi no hoa roi... chet
Cọ tự tử, hay Tahina spectabilis, là một loài cây kỳ lạ và hiếm hoi được phát hiện tại vùng rừng hoang sơ của Madagascar. Được biết đến với cái tên ấn tượng, loài cọ này khiến giới khoa học và các nhà tự nhiên học ngạc nhiên không chỉ bởi vẻ đẹp mà còn bởi cách sinh tồn độc đáo của nó. (Ảnh: Wikipedia) 

Nhà khoa học Việt sáng chế hệ thống hỗ trợ giao tiếp cho bệnh nhân

Blife có thể hỗ trợ người bệnh mất năng lực giao tiếp bằng lời nói nhưng vẫn hiểu và diễn đạt còn tốt.

Trợ giúp người tổn thương vận động

Nhằm giúp người bệnh bị tổn thương chức năng vận động, có thể giao tiếp bằng cử động của mắt, PGS.TS Lê Thanh Hà và cộng sự, Khoa Công nghệ thông tin, Trường ĐH Công nghệ - ĐHQGHN đã nghiên cứu và xây dựng thành công hệ thống hỗ trợ giao tiếp Blife.

PGS.TS Lê Thanh Hà cho biết, hiện nay ở Việt Nam chưa có các phương tiện hỗ trợ hoặc thay thế chức năng giao tiếp cho những người mất khả năng giao tiếp bằng lời nói, nhưng hiểu và diễn đạt còn tốt. Vì vậy, họ buộc phải sống trong tình trạng vô cùng khó khăn hoặc gia đình phải chấp nhận chi phí rất lớn để có được sự hỗ trợ cần thiết.

Trên thế giới cũng đã có những hệ thống hỗ trợ giao tiếp cho người bị tổn thương chức năng vận động được phát triển thành sản phẩm thương mại. Tuy nhiên, giá thành của những sản phẩm này rất cao, từ 15 nghìn USD tức khoảng 350 triệu đồng.

“Mức chi phí này là quá cao để bệnh nhân ở các nước đang phát triển như Việt Nam có thể chi trả. Ngoài ra cũng có một số phần mềm riêng rẽ nhưng rất hạn chế về chức năng tương tác và đòi hỏi người dùng phải có những hiểu biết nhất định về kỹ thuật máy tính để cài đặt và thiết lập các cấu hình thiết bị chuyên dụng, vì vậy tạo những rào cản lớn cho người sử dụng thông thường”, PGS.TS Lê Thanh Hà thông tin.

Xuất phát từ thực tế đó, nhóm nghiên cứu của PGS.TS Lê Thanh Hà đã bắt tay vào nghiên cứu và xây dựng hệ thống hỗ trợ giao tiếp cho người bị tổn thương chức năng vận động với chi phí phù hợp. Đây là nhóm nghiên cứu đầu tiên của Việt Nam chế tạo thiết bị kiểu như vậy.

“Là những nhân sự trong lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi luôn mong muốn có thể dùng kiến thức chuyên môn của mình tạo ra những sản phẩm có ích cho cộng đồng”, PGS.TS Lê Thanh Hà chia sẻ.

Đối với hệ thống này, người bệnh chỉ cần dùng chuyển động của mắt để tương tác với thiết bị. Thiết bị sẽ chuyển tải thông tin tới những người xung quanh bằng cách hiện nội dung trên màn hình hoặc bằng âm thanh phát ra loa. Người bệnh cũng có thể thực hiện các tương tác khác như tìm kiếm và duyệt thông tin trên Internet, kiểm tra, soạn và gửi email, tham gia mạng xã hội,…

Đặc biệt, đối với những bệnh nhân mà mắt là kênh giao tiếp còn lại duy nhất, hệ thống thực sự có ý nghĩa. Ngoài những người bị tổn thương chức năng vận động, hệ thống cũng có thể hỗ trợ cho những người hoàn toàn khỏe mạnh nhưng ở trong tình huống không thể sử dụng cách thức thông thường như dùng chuột hay bàn phím để tương tác với máy tính.
Nha khoa hoc Viet sang che he thong ho tro giao tiep cho benh nhan

Nhóm nghiên cứu giới thiệu sản phẩm hỗ trợ giao tiếp.

Loài chó đắt bậc nhất hành tinh được mệnh danh ‘chúa tể thảo nguyên’

Chó ngao Tây Tạng là một giống chó có nguồn gốc từ cao nguyên Tây Tạng, Trung Quốc. Đây là giống chó có kích thước khổng lồ, với bộ lông dày đặc trưng để thích hợp sống ở xứ lạnh.

Loai cho dat bac nhat hanh tinh duoc menh danh ‘chua te thao nguyen’

Chó Ngao Tây Tạng được mệnh danh là "chúa tể thảo nguyên". Chúng được người Tây Tạng nuôi và huấn luyện để bảo vệ gia súc và bảo vệ cuộc sống của những người dân bản địa trên vùng núi Himalaya khỏi những con thú hoang như chó sói, hổ, gấu và để canh gác các tu viện ở Tây Tạng. 

Gọi tên những giống chó độc đáo, kỳ dị nhất quả đất

Những giống chó này không chỉ độc đáo về ngoại hình mà còn có những tính cách và khả năng khác biệt, phản ánh sự đa dạng phong phú trong thế giới loài chó.

Goi ten nhung giong cho doc dao, ky di nhat qua dat
Xoloitzcuintli. Giống chó cổ xưa của Mexico với làn da trần, không có lông này từng được coi là chó thiêng trong văn hóa Aztec. Chúng có khả năng điều hòa nhiệt độ cơ thể tốt hơn các giống chó khác. Ảnh: Pinterest.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

OSZAR »