Mủ ứ đọng 2 bên má sau khi tiêm thon gọn hàm tại spa

Sau tiêm thon gọn hàm tại spa, nữ bệnh nhân bị sưng đau kéo dài, áp xe vùng má, phải đến cầu cứu bác sĩ.

Mới đây, Bệnh viện Da liễu Trung ương đã điều trị cho một bệnh nhân nữ gặp biến chứng nghiêm trọng sau khi tiêm thon gọn hàm tại spa.

Theo lời kể của bệnh nhân, khoảng 4 tháng trước, chị thực hiện tiêm botulinum toxin vào hai bên góc hàm tại một cơ sở spa với mục đích làm thon gọn gương mặt. Sau khoảng một tháng, chị bắt đầu xuất hiện các triệu chứng bất thường như sưng, đau, nóng, đỏ vùng góc hàm hai bên. Spa nơi chị tiêm đã tiến hành chích rạch vùng góc hàm bên trái và kê đơn thuốc kháng sinh điều trị tại chỗ.

Tuy nhiên, chỉ một tuần sau, tình trạng sưng đau tái phát, dù không có hiện tượng chảy mủ. Chị tiếp tục đến khám tại một bệnh viện tư nhân và được chẩn đoán bị áp xe má trái. Bệnh nhân được điều trị bằng kháng sinh, thuốc chống viêm và tiếp tục chích rạch ổ viêm. Dù vậy, triệu chứng vẫn không cải thiện, buộc chị phải đến khám tại Bệnh viện Da liễu Trung ương.

tiem-botox-bien-chung.png
Tình trạng sưng đau xuất hiện tại cả hai bên góc hàm khiến bệnh nhân khó chịu, kèm theo sẹo xấu vùng má trái do đã chích rạch nhiều lần. Ảnh Sức khỏe và Đời sống

Tại đây, bác sĩ Vũ Nguyên Bình, khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ và Phục hồi chức năng xác định, bệnh nhân bị biến chứng do tiêm thuốc vào vùng góc hàm hai bên. Kết quả siêu âm cho thấy có ổ tụ dịch ở cả hai bên góc hàm, trong đó ổ dịch bên trái lan rộng, tạo nhiều khoang và ngách kéo dài đến vùng má.

"Điều đáng lo ngại là không thể xác định loại thuốc bệnh nhân đã tiêm, cũng như quy trình tiêm có đảm bảo vô khuẩn và xử lý biến chứng ban đầu có đúng hay không", bác sĩ Bình cho biết.

Tại bệnh viện, bệnh nhân được chích rạch để kiểm soát tổn thương. Kết quả cho thấy vùng má trái chứa chất nhầy bẩn, hình thành nhiều khoang nhỏ khó làm sạch triệt để, trong khi vùng má phải hình thành ổ áp xe có mủ đặc.

Sau điều trị tích cực bằng kháng sinh, bơm rửa và thay băng hằng ngày, đến ngày 18/5, tình trạng tổn thương đã tiến triển tích cực, không còn mủ.

TS. BS Nguyễn Hồng Sơn, Trưởng khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ và Phục hồi chức năng cảnh báo, trước khi thực hiện bất kỳ thủ thuật hay phẫu thuật thẩm mỹ nào, người dân cần tìm hiểu kỹ về cơ sở thực hiện, đảm bảo nơi đó được cấp phép, có đủ điều kiện hành nghề và người thực hiện phải có chứng chỉ chuyên môn hợp pháp.

Ngay khi xuất hiện các dấu hiệu bất thường sau can thiệp thẩm mỹ, cần đến ngay các bệnh viện có chuyên môn để được khám và điều trị kịp thời, tránh biến chứng nặng nề.

Có nên tiêm filler và botox làm đẹp?

Tiêm filler, botox có thực sự tốt và đáng để bạn thử? Cùng tìm hiểu kỹ hơn về những lợi ích, rủi ro và yếu tố cần cân nhắc khi quyết định sử dụng các phương pháp này.

Ngày nay, khi ngành công nghiệp làm đẹp phát triển mạnh mẽ, các phương pháp làm đẹp không phẫu thuật như tiêm filler và botox ngày càng trở nên phổ biến. Những phương pháp này mang lại hiệu quả tức thì, cải thiện nhanh chóng ngoại hình mà không cần phải trải qua các ca phẫu thuật phức tạp.

Tiêm filler – giải pháp làm đẹp nhanh chóng

Chi hàng chục triệu tiêm filler "đại tu nhan sắc", nhiều người nhận kết đắng

Không ít cơ sở làm đẹp vì lợi nhuận đã sử dụng các chất làm đầy không rõ nguồn gốc, gây biến chứng như vón cục, nổi u cục, nhiễm trùng, chảy dịch mủ.

Mới đây, ThS. BS Nguyễn Minh Nghĩa - Phụ trách khoa Phẫu thuật thẩm mỹ, Bệnh viện Đa khoa Hòe Nhai (Hà Nội) thông tin, từ đầu năm 2023, bệnh viện ghi nhận 6 ca gặp biến chứng do tiêm filler.

Điển hình là trường hợp nữ bệnh nhân H.T 31 tuổi, (Nghệ An). Theo lời kể của nữ bệnh nhân, năm 2023 chị được bạn giới thiệu đi nâng ngực tự nhiên theo phương pháp cấy mỡ tự thân. Nữ bệnh nhân đã phải chi 50 triệu để làm đẹp, tuy nhiên trong quá trình thực hiện cô bị che mắt, không hay biết bác sĩ thực hiện ra sao, chỉ có cảm giác vùng ngực hơi căng tức.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

OSZAR »