Nga dùng MiG-35 săn máy bay không người lái của Ukraine

Nga dùng MiG-35 săn máy bay không người lái của Ukraine

Nga triển khai máy bay chiến đấu MiG-35 tuần tra bầu trời Moscow, ứng phó làn sóng xâm nhập bằng máy bay không người lái ngày càng tăng của Ukraine

Việc triển khai được báo cáo vào đầu tháng 5 năm 2025, đánh dấu lần đầu tiên MiG-35 được sử dụng trong vai trò phòng thủ gần thủ đô Nga, làm dấy lên câu hỏi về chiến lược phòng không Moscow, cũng như khả năng của máy bay chiến đấu đa năng ít được biết đến của nước này. Ảnh: @Wikipedia.
Việc triển khai được báo cáo vào đầu tháng 5 năm 2025, đánh dấu lần đầu tiên MiG-35 được sử dụng trong vai trò phòng thủ gần thủ đô Nga, làm dấy lên câu hỏi về chiến lược phòng không Moscow, cũng như khả năng của máy bay chiến đấu đa năng ít được biết đến của nước này. Ảnh: @Wikipedia.
Theo các bài đăng trên X, một số máy bay MiG-35 đã được điều động trong những ngày gần đây để chặn các phương tiện bay không người lái ở Quân khu Moscow. Động thái này diễn ra trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa cuộc xung đột Nga-Ukraine, khi Kyiv tăng cường các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái tầm xa vào sâu trong lãnh thổ của Nga. Ảnh: @19FortyFive.
Theo các bài đăng trên X, một số máy bay MiG-35 đã được điều động trong những ngày gần đây để chặn các phương tiện bay không người lái ở Quân khu Moscow. Động thái này diễn ra trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa cuộc xung đột Nga-Ukraine, khi Kyiv tăng cường các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái tầm xa vào sâu trong lãnh thổ của Nga. Ảnh: @19FortyFive.
Được biết, MiG-35, một phiên bản hiện đại hóa của MiG-29 thời Liên Xô, là máy bay chiến đấu đa năng được thiết kế để cạnh tranh với các nền tảng phương Tây như F-16 và Eurofighter Typhoon. Ảnh: @Defence Blog.
Được biết, MiG-35, một phiên bản hiện đại hóa của MiG-29 thời Liên Xô, là máy bay chiến đấu đa năng được thiết kế để cạnh tranh với các nền tảng phương Tây như F-16 và Eurofighter Typhoon. Ảnh: @Defence Blog.
Được phát triển bởi Cục thiết kế Mikoyan-Gurevich, nó được phân loại là máy bay phản lực thế hệ 4++, gây chú ý nhờ có hệ thống điện tử hàng không tiên tiến, khả năng cơ động được cải thiện cùng bộ vũ khí đa năng. Ảnh: @ The National Interest.
Được phát triển bởi Cục thiết kế Mikoyan-Gurevich, nó được phân loại là máy bay phản lực thế hệ 4++, gây chú ý nhờ có hệ thống điện tử hàng không tiên tiến, khả năng cơ động được cải thiện cùng bộ vũ khí đa năng. Ảnh: @ The National Interest.
Máy bay được trang bị hai động cơ phản lực cánh quạt Klimov RD-33MK cho phép đạt tốc độ tối đa Mach 2,25 (tương đương 2.760 km/h) và có bán kính chiến đấu khoảng 997 km. Ảnh: @The National Interest.
Máy bay được trang bị hai động cơ phản lực cánh quạt Klimov RD-33MK cho phép đạt tốc độ tối đa Mach 2,25 (tương đương 2.760 km/h) và có bán kính chiến đấu khoảng 997 km. Ảnh: @The National Interest.
Tính năng nổi bật của MiG-35 là radar mảng phazotron Zhuk-A chủ động, có khả năng theo dõi đồng thời 30 mục tiêu ở phạm vi hơn 193 km. Bộ cảm biến của máy bay phản lực này cũng bao gồm bộ hệ thống tìm kiếm và theo dõi hồng ngoại, cùng màn hình gắn trên mũ bảo hiểm, giúp phi công nâng cao nhận thức về tình huống chiến đấu trên không. Ảnh: @Defense Express.
Tính năng nổi bật của MiG-35 là radar mảng phazotron Zhuk-A chủ động, có khả năng theo dõi đồng thời 30 mục tiêu ở phạm vi hơn 193 km. Bộ cảm biến của máy bay phản lực này cũng bao gồm bộ hệ thống tìm kiếm và theo dõi hồng ngoại, cùng màn hình gắn trên mũ bảo hiểm, giúp phi công nâng cao nhận thức về tình huống chiến đấu trên không. Ảnh: @Defense Express.
Về vũ khí, MiG-35 có thể mang theo hỗn hợp tên lửa không đối không như R-77 và R-73, tên lửa chống hạm Kh-31 và bom dẫn đường chính xác. Pháo 30mm GSh-30-1 của nó cung cấp tùy chọn tầm gần, có khả năng hữu ích chống lại các mục tiêu nhỏ, nhanh nhẹn như máy bay không người lái. Ảnh: @EurAsian Times.
Về vũ khí, MiG-35 có thể mang theo hỗn hợp tên lửa không đối không như R-77 và R-73, tên lửa chống hạm Kh-31 và bom dẫn đường chính xác. Pháo 30mm GSh-30-1 của nó cung cấp tùy chọn tầm gần, có khả năng hữu ích chống lại các mục tiêu nhỏ, nhanh nhẹn như máy bay không người lái. Ảnh: @EurAsian Times.
Trở lại với vấn đề chính, quyết định triển khai MiG-35 gần Moscow diễn ra sau một loạt các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái do Ukraine thực hiện. Vào ngày 11 tháng 3 năm 2025, Chính quyền Nga báo cáo đã đánh chặn được 337 UAV của Ukraine trên nhiều khu vực, bao gồm đánh chặn 91 chiếc trên Vùng Moscow, đánh dấu cuộc tấn công lớn nhất như vậy vào thủ đô, kể từ khi cuộc xung đột bắt đầu. Ảnh: @The New York Times.
Trở lại với vấn đề chính, quyết định triển khai MiG-35 gần Moscow diễn ra sau một loạt các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái do Ukraine thực hiện. Vào ngày 11 tháng 3 năm 2025, Chính quyền Nga báo cáo đã đánh chặn được 337 UAV của Ukraine trên nhiều khu vực, bao gồm đánh chặn 91 chiếc trên Vùng Moscow, đánh dấu cuộc tấn công lớn nhất như vậy vào thủ đô, kể từ khi cuộc xung đột bắt đầu. Ảnh: @The New York Times.
Để ứng phó, hệ thống phòng không của Nga, chủ yếu bao gồm hệ thống tên lửa đất đối không S-400 và các đơn vị phòng thủ điểm Pantsir-S1, đã bị quá tải, buộc Nga phải sử dụng máy bay chiến đấu một cách không chính thống để tăng cường bảo vệ xung quanh thủ đô. Ảnh: @Wikipedia.
Để ứng phó, hệ thống phòng không của Nga, chủ yếu bao gồm hệ thống tên lửa đất đối không S-400 và các đơn vị phòng thủ điểm Pantsir-S1, đã bị quá tải, buộc Nga phải sử dụng máy bay chiến đấu một cách không chính thống để tăng cường bảo vệ xung quanh thủ đô. Ảnh: @Wikipedia.
Các bài đăng trên X từ ngày 8 và 9 tháng 5, bao gồm một bài đăng từ kênh truyền hình Serbia Televizija Front, đưa tin rằng MiG-35 đang tích cực tuần tra khu vực Moscow. Còn kênh truyền hình Nga Voennoe Delo lưu ý rằng, các máy bay phản lực MiG-35 đã được triển khai để chống lại máy bay không người lái của Ukraine. Ảnh: @ The War Zone.
Các bài đăng trên X từ ngày 8 và 9 tháng 5, bao gồm một bài đăng từ kênh truyền hình Serbia Televizija Front, đưa tin rằng MiG-35 đang tích cực tuần tra khu vực Moscow. Còn kênh truyền hình Nga Voennoe Delo lưu ý rằng, các máy bay phản lực MiG-35 đã được triển khai để chống lại máy bay không người lái của Ukraine. Ảnh: @ The War Zone.
Vai trò của MiG-35 trong bối cảnh này là bất thường, vì máy bay chiến đấu hiệu suất cao thường được thiết kế cho các nhiệm vụ chiếm ưu thế trên không, hoặc tấn công mặt đất, chứ không phải dùng để đánh chặn máy bay không người lái nhỏ, bay thấp. Ảnh: @The War Zone.
Vai trò của MiG-35 trong bối cảnh này là bất thường, vì máy bay chiến đấu hiệu suất cao thường được thiết kế cho các nhiệm vụ chiếm ưu thế trên không, hoặc tấn công mặt đất, chứ không phải dùng để đánh chặn máy bay không người lái nhỏ, bay thấp. Ảnh: @The War Zone.
Máy bay không người lái thường có đường kính nhỏ, là mục tiêu đầy thách thức do tiết diện radar thấp và khả năng bay ở độ cao dưới 304m. Còn hệ thống radar và hồng ngoại của MiG-35 mặc dù tiên tiến, nhưng được tối ưu hóa để phát hiện máy bay hoặc tên lửa lớn hơn. Thế nên, động thái này của Nga làm dấy lên câu hỏi về hiệu quả của MiG-35 trước các mối đe dọa như vậy. Ảnh: @CEPA.
Máy bay không người lái thường có đường kính nhỏ, là mục tiêu đầy thách thức do tiết diện radar thấp và khả năng bay ở độ cao dưới 304m. Còn hệ thống radar và hồng ngoại của MiG-35 mặc dù tiên tiến, nhưng được tối ưu hóa để phát hiện máy bay hoặc tên lửa lớn hơn. Thế nên, động thái này của Nga làm dấy lên câu hỏi về hiệu quả của MiG-35 trước các mối đe dọa như vậy. Ảnh: @CEPA.
Trong lịch sử, MiG-35 đã phải vật lộn để có được vị trí trong lực lượng không quân Nga. Lần đầu tiên ra mắt vào năm 2007, nó được tiếp thị như một giải pháp thay thế tiết kiệm chi phí cho các máy bay chiến đấu nặng hơn như Su-35, có tiềm năng xuất khẩu sang các quốc gia đang vận hành máy bay MiG-29 cũ hơn. Ảnh: @GQ India.
Trong lịch sử, MiG-35 đã phải vật lộn để có được vị trí trong lực lượng không quân Nga. Lần đầu tiên ra mắt vào năm 2007, nó được tiếp thị như một giải pháp thay thế tiết kiệm chi phí cho các máy bay chiến đấu nặng hơn như Su-35, có tiềm năng xuất khẩu sang các quốc gia đang vận hành máy bay MiG-29 cũ hơn. Ảnh: @GQ India.
Mặc dù nhận được sự quan tâm ban đầu từ các quốc gia như Ấn Độ và Ai Cập, nhưng máy bay phản lực MiG-35 này vẫn chưa có khách hàng nước ngoài nào. Nó bị cản trở bởi sự cạnh tranh từ máy bay chiến đấu J-10 của Trung Quốc, các máy bay của phương Tây, cũng như Su-30SM và Su-35 của Nga. Ảnh: @19FortyFive.
Mặc dù nhận được sự quan tâm ban đầu từ các quốc gia như Ấn Độ và Ai Cập, nhưng máy bay phản lực MiG-35 này vẫn chưa có khách hàng nước ngoài nào. Nó bị cản trở bởi sự cạnh tranh từ máy bay chiến đấu J-10 của Trung Quốc, các máy bay của phương Tây, cũng như Su-30SM và Su-35 của Nga. Ảnh: @19FortyFive.
Lực lượng Không gian Vũ trụ Nga được cho là vận hành ít hơn 10 chiếc MiG-35, với ít nhất 2 chiếc được dùng làm nền tảng thử nghiệm. Năm 2017, Bộ Quốc phòng Nga đã đặt hàng 24 chiếc MiG-35 để giao vào năm 2027, nhưng sự chậm trễ trong sản xuất và lệnh trừng phạt của phương Tây đã làm chậm tiến độ này. Ước tính cho thấy, thực tế có ít hơn 10 chiếc MiG-35 được sản xuất cho đến nay. Ảnh: @Wikimedia Commons.
Lực lượng Không gian Vũ trụ Nga được cho là vận hành ít hơn 10 chiếc MiG-35, với ít nhất 2 chiếc được dùng làm nền tảng thử nghiệm. Năm 2017, Bộ Quốc phòng Nga đã đặt hàng 24 chiếc MiG-35 để giao vào năm 2027, nhưng sự chậm trễ trong sản xuất và lệnh trừng phạt của phương Tây đã làm chậm tiến độ này. Ước tính cho thấy, thực tế có ít hơn 10 chiếc MiG-35 được sản xuất cho đến nay. Ảnh: @Wikimedia Commons.
Việc triển khai MiG-35 gần Moscow có thể phục vụ cho mục đích kép: chống lại các mối đe dọa trước mắt và thử nghiệm MiG-35 trong mọi điều kiện hoạt động chiến đấu. Điều này phù hợp với những nỗ lực rộng lớn hơn của Nga, nhằm hiện đại hóa lực lượng không quân trong bối cảnh tổn thất ở Ukraine, nơi họ phụ thuộc rất nhiều vào máy bay phản lực Su-30 và Su-35 cho các hoạt động tiền tuyến. Ảnh: @The Aviationist.
Việc triển khai MiG-35 gần Moscow có thể phục vụ cho mục đích kép: chống lại các mối đe dọa trước mắt và thử nghiệm MiG-35 trong mọi điều kiện hoạt động chiến đấu. Điều này phù hợp với những nỗ lực rộng lớn hơn của Nga, nhằm hiện đại hóa lực lượng không quân trong bối cảnh tổn thất ở Ukraine, nơi họ phụ thuộc rất nhiều vào máy bay phản lực Su-30 và Su-35 cho các hoạt động tiền tuyến. Ảnh: @The Aviationist.
Thực tế mà nói, khả năng của MiG-35 xếp nó vào mức hạng trung trong số các máy bay chiến đấu toàn cầu. Nó vượt trội hơn các nền tảng cũ như J-10A của Trung Quốc hoặc MiG-29UPG của Ấn Độ về mặt điện tử hàng không và vũ khí, nhưng lại tụt hậu so với khả năng tàng hình, khả năng hợp nhất cảm biến như của F-35. Ảnh: @ Namuwiki:main door.
Thực tế mà nói, khả năng của MiG-35 xếp nó vào mức hạng trung trong số các máy bay chiến đấu toàn cầu. Nó vượt trội hơn các nền tảng cũ như J-10A của Trung Quốc hoặc MiG-29UPG của Ấn Độ về mặt điện tử hàng không và vũ khí, nhưng lại tụt hậu so với khả năng tàng hình, khả năng hợp nhất cảm biến như của F-35. Ảnh: @ Namuwiki:main door.
Việc thiếu khả năng tàng hình, một tính năng quan trọng trong không chiến hiện đại làm hạn chế khả năng sống sót của MiG-35 trước các hệ thống phòng không tích hợp, như đã thấy trong việc Ukraine sử dụng các hệ thống do phương Tây cung cấp như Patriot. Ảnh: @Military and Commercial Technology.
Việc thiếu khả năng tàng hình, một tính năng quan trọng trong không chiến hiện đại làm hạn chế khả năng sống sót của MiG-35 trước các hệ thống phòng không tích hợp, như đã thấy trong việc Ukraine sử dụng các hệ thống do phương Tây cung cấp như Patriot. Ảnh: @Military and Commercial Technology.
Mặt khác, việc đưa MiG-35 vào các chiến thuật chiến đấu cơ truyền thống có thể không giải quyết được hoàn toàn mối đe dọa bất đối xứng, do máy bay không người lái sản xuất hàng loạt giá rẻ gây ra, bởi chúng có thể áp đảo hệ thống phòng thủ bằng số lượng cực lớn. Ảnh: @Full Afterburner.
Mặt khác, việc đưa MiG-35 vào các chiến thuật chiến đấu cơ truyền thống có thể không giải quyết được hoàn toàn mối đe dọa bất đối xứng, do máy bay không người lái sản xuất hàng loạt giá rẻ gây ra, bởi chúng có thể áp đảo hệ thống phòng thủ bằng số lượng cực lớn. Ảnh: @Full Afterburner.
Sự hiện diện của MiG-35 gần thủ đô có thể đóng vai trò như một công cụ tuyên truyền, thể hiện sức mạnh trong bối cảnh cả trong nước và quốc tế đang giám sát chặt chẽ hoạt động quân sự của Nga. Tuy nhiên, với chỉ một số ít chiếc MiG-35 đang hoạt động, việc triển khai này đặt ra câu hỏi, liệu Nga có đang quá sức, hay đang thể hiện sự tự tin vào một nền tảng chưa được chứng minh hiệu quả rõ ràng. Ảnh: @RT.
Sự hiện diện của MiG-35 gần thủ đô có thể đóng vai trò như một công cụ tuyên truyền, thể hiện sức mạnh trong bối cảnh cả trong nước và quốc tế đang giám sát chặt chẽ hoạt động quân sự của Nga. Tuy nhiên, với chỉ một số ít chiếc MiG-35 đang hoạt động, việc triển khai này đặt ra câu hỏi, liệu Nga có đang quá sức, hay đang thể hiện sự tự tin vào một nền tảng chưa được chứng minh hiệu quả rõ ràng. Ảnh: @RT.
Theo góc nhìn rộng hơn, việc triển khai MiG-35 nhấn mạnh tầm quan trọng ngày càng tăng của máy bay không người lái trong chiến tranh hiện đại. Khả năng tấn công sâu vào Nga của Ukraine đã buộc Moscow phải thích nghi, chuyển hướng các tài sản có giá trị cao như MiG-35 sang vai trò phòng thủ. Ảnh: @The National Interest.
Theo góc nhìn rộng hơn, việc triển khai MiG-35 nhấn mạnh tầm quan trọng ngày càng tăng của máy bay không người lái trong chiến tranh hiện đại. Khả năng tấn công sâu vào Nga của Ukraine đã buộc Moscow phải thích nghi, chuyển hướng các tài sản có giá trị cao như MiG-35 sang vai trò phòng thủ. Ảnh: @The National Interest.
Đối với Nga, thách thức là phải cân bằng giữa nhu cầu giải quyết an ninh trước mắt, với quá trình hiện đại hóa không quân lâu dài, đồng thời phải giải quyết được gánh nặng kinh tế do xung đột kéo dài. Ảnh: @Full Afterburner.
Đối với Nga, thách thức là phải cân bằng giữa nhu cầu giải quyết an ninh trước mắt, với quá trình hiện đại hóa không quân lâu dài, đồng thời phải giải quyết được gánh nặng kinh tế do xung đột kéo dài. Ảnh: @Full Afterburner.
Liệu MiG-35 có thể vượt qua được thách thức này hay không vẫn còn chưa chắc chắn, nhưng việc triển khai MiG-35 gần Moscow mang đến cái nhìn hiếm hoi về các ưu tiên quốc phòng đang phát triển của Nga. Ảnh: @The National Interest.
Liệu MiG-35 có thể vượt qua được thách thức này hay không vẫn còn chưa chắc chắn, nhưng việc triển khai MiG-35 gần Moscow mang đến cái nhìn hiếm hoi về các ưu tiên quốc phòng đang phát triển của Nga. Ảnh: @The National Interest.
Liệu đây có phải là bước ngoặt đối với MiG-35 hay chỉ là biện pháp tạm thời bắt nguồn từ sự cần thiết? Chỉ có thời gian mới trả lời được. Ảnh: @Key Aero
Liệu đây có phải là bước ngoặt đối với MiG-35 hay chỉ là biện pháp tạm thời bắt nguồn từ sự cần thiết? Chỉ có thời gian mới trả lời được. Ảnh: @Key Aero

GALLERY MỚI NHẤT

OSZAR »