Người phụ nữ nhiễm trùng đường ruột do nhiễm giun đũa từ chó nuôi

Trước khi nhập viện, bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng đau bụng vùng thượng vị, đi ngoài nhiều lần, cơn đau bụng kéo dài và ngứa da kéo dài hơn một tháng.

Ngày 18/1, Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương cho biết, bệnh nhân N.L., nữ, (65 tuổi, Quảng Ninh), có tiền sử tăng huyết áp. Trước khi nhập viện, bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng đau bụng vùng thượng vị, đi ngoài nhiều lần, cơn đau bụng kéo dài và ngứa da kéo dài hơn một tháng.
Trước đó, khoảng một tháng, bệnh nhân đã được điều trị tại bệnh viện gần nhà và có cải thiện các triệu chứng, nhưng sau đó bệnh lại tái phát.
Qua khai thác được biết, gia đình bà nuôi một con chó lớn (nặng khoảng 25kg). Đặc biệt, con chó này đã từng có dấu hiệu nôn ra sán, tuy nhiên gia đình không chú ý và vẫn tiếp xúc trực tiếp với chó mà không sử dụng các biện pháp bảo vệ như găng tay hay giày dép khi dọn dẹp. Điều này có thể là nguyên nhân chính dẫn đến việc bệnh nhân bị nhiễm ký sinh trùng.
Ban đầu, bà L xuất hiện cơn đau bụng dữ dội, đi ngoài liên tục từ chiều đến tối (khoảng 4 giờ), với số lần đi ngoài lên tới 25-26 lần. Phân có dạng lỏng, nước và bột, cho thấy dấu hiệu nhiễm trùng đường ruột nghiêm trọng. Sau khi nhập viện tuyến cơ sở, bà L. được điều trị triệu chứng.
Nhưng tại đây, bà L. xuất hiện các tổn thương ngoài da, bao gồm sẩn ngứa và các đường hằn tròn trên tay và thân mình, kèm theo dấu hiệu sán di chuyển dưới da. Bà L. được chuyển đến khoa Nội Tổng hợp, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.
Nguoi phu nu nhiem trung duong ruot do nhiem giun dua tu cho nuoi
 Thăm khám cho bệnh nhân L. tại bệnh viện Nhiệt đới Trung ương - Ảnh BVCC
Tại khoa Nội Tổng hợp, bà L. được chỉ định làm các xét nghiệm và có kết quả dương tính với sán lá gan lớn (Fasciola hepatica) và giun đũa chó mèo (Toxocara spp). Xét nghiệm cho thấy chỉ số IgE – một chỉ dấu phản ứng dị ứng của cơ thể – tăng vọt lên 1.652 IU/mL, cao gấp hơn 16 lần mức bình thường (dưới 100 IU/mL), cho thấy cơ thể bệnh nhân đang phản ứng mạnh mẽ với nhiễm ký sinh trùng.
Đồng thời, bạch cầu ưa axit của bệnh nhân tăng lên 12,7% (so với mức bình thường 2-8%), phản ánh tình trạng viêm nhiễm do giun sán. Các triệu chứng ngứa kéo dài cùng kết quả xét nghiệm cho thấy sự hiện diện của giun sán trong cơ thể.
Hiện tại, bà đã ổn định sau một tuần điều trị. Nếu tình trạng ổn định, bệnh nhân L sẽ được cấp đơn tiếp tục điều trị ngoại trú. Bệnh nhân cũng cần tái khám ít nhất ba lần trong vòng 6 tháng để theo dõi hiệu quả điều trị và nguy cơ tái nhiễm.
Để phòng bệnh giun đũa chó mèo, theo TS. BS Trần Thị Hải Ninh, Trưởng khoa Nội Tổng hợp, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết: Đối với người nuôi thú cưng cần đặc biệt chú ý: Cần tẩy giun định kỳ cho chó, mèo để ngăn ngừa nhiễm bệnh.
Thứ 2 là người dân cần vệ sinh môi trường sống của chó, mèo. Khi tiếp xúc với các vật nuôi, đặc biệt là khi dọn phân, luôn sử dụng găng tay và giày dép để hạn chế nguy cơ nhiễm bệnh. Luôn đảm bảo giặt rửa sạch sẽ quần áo và dụng cụ sau khi tiếp xúc với thú cưng hoặc các khu vực có nguy cơ nhiễm giun.
Thường xuyên lau sàn nhà bằng các dung dịch có khả năng sát khuẩn, tẩy giun định kỳ mỗi 6 tháng, vệ sinh tay sạch sẽ trước khi ăn…
"Chúng ta cần thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng ngừa và chăm sóc sức khỏe cho bản thân, gia đình cũng như thú cưng.
Đây là cách hiệu quả để ngăn ngừa bệnh giun đũa chó mèo và bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình và cộng đồng", TS. Ninh nhấn mạnh.

Ngâm chân với bột lá, người phụ nữ bị hoại tử 2 bàn chân

Nghe theo lời giới thiệu sử dụng một loại bột lá để ngâm chân giữ ấm, một người phụ nữ bị hoại tử hai chân nghiêm trọng.

Ngày 18/2, Bệnh viện E cho biết, bệnh viện đang điều trị cho một bệnh nhân hoại tử bàn chân nghiêm trọng do ngâm chân giữ ấm bằng loại bột không rõ nguồn gốc.

3 thứ trong nhà bếp là “ổ chứa độc” nên cẩn thận

Một số vật dụng trong nhà bếp có thể là nơi "ẩn náu" của rất nhiều vi khuẩn, virus có hại.

Nhà bếp là nơi bạn sẽ nấu nướng những món ăn thơm ngon, hấp dẫn cho cả gia đình thưởng thức. Nó vừa là nơi ăn uống vừa là khu vực sum vầy thân mật của cả nhà sau một ngày dài bận rộn. Thế nhưng có những đồ dùng quen thuộc nơi nhà bếp đang là thủ phạm âm thầm khiến cả gia đình bạn mắc bệnh, tiếc là không mấy ai để ý:

Ngắm hoa mận nở trắng trời giữa cao nguyên Bắc Hà

Mùa hoa mận dường như đã trở thành một nét đặc trưng không thể thiếu của Bắc Hà mỗi dịp xuân về.

Ngam hoa man no trang troi giua cao nguyen Bac Ha
Cứ mỗi dịp xuân về, trên khắp các thung lũng, các bản làng lưng chừng đồi của cao nguyên Bắc Hà, cách trung tâm thành phố Lào Cai (tỉnh Lào Cai) khoảng 70 km, những rừng hoa mận trắng muốt đồng loạt bung nở tạo nên một khung cảnh thơ mộng, tựa như bức tranh cổ tích giữa đại ngàn núi rừng Tây Bắc.  Ảnh Nguyễn Văn Giới 
Ngam hoa man no trang troi giua cao nguyen Bac Ha-Hinh-2
 Những vườn mận kéo dài bất tận, trải rộng khắp các xã như Tả Van Chư, Lầu Thí Ngài, Na Hối, Thải Giàng Phố, Bản Phố, mang đến vẻ đẹp thanh bình và thơ mộng. Ảnh Internet

Đọc nhiều nhất

Rối loạn lo âu… có nguy hiểm?

Rối loạn lo âu… có nguy hiểm?

Rối loạn lo âu ngày càng phổ biến, nhưng thông tin về bệnh còn hạn chế, khiến mọi người chưa biết để điều trị. Bệnh dễ tái phát, tăng nặng...

Tin mới

Mướp đắng có tác dụng gì cho da?

Mướp đắng có tác dụng gì cho da?

Mướp đắng đã được các nhà khoa học nghiên cứu và ứng dụng để hỗ trợ điều trị tình trạng viêm nhiễm da thông thường cũng như làm đẹp cho da.

Cổ hũ dừa - món ăn "xa xỉ"

Cổ hũ dừa - món ăn "xa xỉ"

Củ hũ dừa vừa thu hoạch có màu trắng nõn, non, giòn và ngọt mát, được người miền Tây chế biến thành nhiều món dân dã như canh chua, kho tương, xào tép,…

OSZAR »