Cách đây khoảng 10 ngày, giữa lúc xung đột của 2 quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân là Ấn Độ và Pakistan, Trung Quốc đã thực hiện giao hàng khẩn cấp tên lửa không đối không tầm xa PL-15 cho Pakistan, dùng để trang bị cho máy bay chiến đấu JF-17 của nước này.Chuyến giao hàng tên lửa PL-15 cho Pakistan cũng nhấn mạnh vai trò ngày càng tăng của Trung Quốc như một đồng minh nhanh chóng, và có chiến lược nhất định ở Nam Á. Đúng như dự đoán của giới quan sát, trong ngày 7/5 đã ghi nhận lần đầu tiên tên lửa này xuất kích trong thực chiến.Chính quyền địa phương ở Hoshiarpur, Ấn Độ, đã phát hiện ra các mảnh vỡ của tên lửa không đối không PL-15 của Trung Quốc nằm rải rác trên cánh đồng. Các mảnh vỡ, được các quan chức Ấn Độ xác nhận, đánh dấu lần đầu tiên vũ khí tiên tiến này được sử dụng trong chiến đấu, một cột mốc đáng buồn trong cuộc xung đột leo thang giữa hai nước láng giềng có vũ khí hạt nhân là Ấn Độ và Pakistan.Phát hiện này, được báo cáo vào ngày 7/5/2025, trong bối cảnh diễn ra cuộc giao tranh dữ dội bằng tên lửa và không kích, bắt nguồn từ một cuộc tấn công khủng bố chết người ở Kashmir hai tuần trước đó.Đây là tên lửa không đối không thế hệ mới cục kỳ nguy hiểm của Trung Quốc. Nó được mệnh danh là "sát thủ trên không" và được các nhà phân tích quân sự nhận định là có khả năng tiêu diệt đối thủ trên không rất mạnh. Giới quan sát nhận định rằng nó đã tạo ra sự lo ngại lớn đối với các loại máy bay chiến đấu của các nước phương Tây như F22, F35 của Mỹ và Ralfale của Pháp.Bộ Quốc phòng Pakistan tuyên bố các lực lượng nước này đã bắn rơi 6 máy bay quân sự Ấn Độ, gồm ba tiêm kích đa năng Rafale, một chiến đấu cơ hạng nhẹ MiG-29, một tiêm kích hạng nặng Su-30MKI và một UAV Heron. Tuy nhiên, Pakistan không nêu rõ đã sử dụng vũ khí nào để đối phó tiêm kích Ấn Độ.Trước khi trận không chiến xảy ra, PAF hôm 4/5 đã điều một biên đội tiêm kích J-10C, mang theo tên lửa đối không PL-15E, để đối phó hoạt động của chiến đấu cơ Ấn Độ gần biên giới. Truyền thông Pakistan cho biết sự xuất hiện của biên đội J-10C mang tên lửa PL-15E này đã khiến các tiêm kích Rafale Ấn Độ phải hủy nhiệm vụ và chuyển hướng tới sân bay Srinagar, thay vì quay lại điểm cất cánh ban đầu là căn cứ Ambala.PAF hôm 26/4 cũng công bố những bức ảnh cho thấy chiến đấu cơ JF-17 Block III được trang bị tên lửa PL-10 và PL-15E, chính thức xác nhận dòng máy bay này có khả năng triển khai các tên lửa không đối không như vậy.PL-15 được Học viện Tên Lửa Hàng không Trung Quốc tại Lạc Dương phát triển và đưa vào thử nghiệm lần đầu tiên năm 2012. Với hệ thống dẫn đường bằng radar mảng pha điện tử chủ động (AESA) và đường truyền dữ liệu hai chiều, tên lửa có thể truyền thông tin mục tiêu về máy bay và cập nhật dữ liệu dẫn đường từ phi công trong quá trình bay.Cuộc xung đột nổ ra sau một cuộc tấn công kinh hoàng vào ngày 22/4//2025, khi 26 người, chủ yếu là khách du lịch, thiệt mạng tại Thung lũng Baisaran đẹp như tranh vẽ gần Pahalgam ở Kashmir do Ấn Độ quản lý.Mời độc giả xem thêm video "Lần đầu xuất kích tên lửa Trung Quốc hạ gục tiêm kích Rafale"
Cách đây khoảng 10 ngày, giữa lúc xung đột của 2 quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân là Ấn Độ và Pakistan, Trung Quốc đã thực hiện giao hàng khẩn cấp tên lửa không đối không tầm xa PL-15 cho Pakistan, dùng để trang bị cho máy bay chiến đấu JF-17 của nước này.
Chuyến giao hàng tên lửa PL-15 cho Pakistan cũng nhấn mạnh vai trò ngày càng tăng của Trung Quốc như một đồng minh nhanh chóng, và có chiến lược nhất định ở Nam Á. Đúng như dự đoán của giới quan sát, trong ngày 7/5 đã ghi nhận lần đầu tiên tên lửa này xuất kích trong thực chiến.
Chính quyền địa phương ở Hoshiarpur, Ấn Độ, đã phát hiện ra các mảnh vỡ của tên lửa không đối không PL-15 của Trung Quốc nằm rải rác trên cánh đồng. Các mảnh vỡ, được các quan chức Ấn Độ xác nhận, đánh dấu lần đầu tiên vũ khí tiên tiến này được sử dụng trong chiến đấu, một cột mốc đáng buồn trong cuộc xung đột leo thang giữa hai nước láng giềng có vũ khí hạt nhân là Ấn Độ và Pakistan.
Phát hiện này, được báo cáo vào ngày 7/5/2025, trong bối cảnh diễn ra cuộc giao tranh dữ dội bằng tên lửa và không kích, bắt nguồn từ một cuộc tấn công khủng bố chết người ở Kashmir hai tuần trước đó.
Đây là tên lửa không đối không thế hệ mới cục kỳ nguy hiểm của Trung Quốc. Nó được mệnh danh là "sát thủ trên không" và được các nhà phân tích quân sự nhận định là có khả năng tiêu diệt đối thủ trên không rất mạnh. Giới quan sát nhận định rằng nó đã tạo ra sự lo ngại lớn đối với các loại máy bay chiến đấu của các nước phương Tây như F22, F35 của Mỹ và Ralfale của Pháp.
Bộ Quốc phòng Pakistan tuyên bố các lực lượng nước này đã bắn rơi 6 máy bay quân sự Ấn Độ, gồm ba tiêm kích đa năng Rafale, một chiến đấu cơ hạng nhẹ MiG-29, một tiêm kích hạng nặng Su-30MKI và một UAV Heron. Tuy nhiên, Pakistan không nêu rõ đã sử dụng vũ khí nào để đối phó tiêm kích Ấn Độ.
Trước khi trận không chiến xảy ra, PAF hôm 4/5 đã điều một biên đội tiêm kích J-10C, mang theo tên lửa đối không PL-15E, để đối phó hoạt động của chiến đấu cơ Ấn Độ gần biên giới. Truyền thông Pakistan cho biết sự xuất hiện của biên đội J-10C mang tên lửa PL-15E này đã khiến các tiêm kích Rafale Ấn Độ phải hủy nhiệm vụ và chuyển hướng tới sân bay Srinagar, thay vì quay lại điểm cất cánh ban đầu là căn cứ Ambala.
PAF hôm 26/4 cũng công bố những bức ảnh cho thấy chiến đấu cơ JF-17 Block III được trang bị tên lửa PL-10 và PL-15E, chính thức xác nhận dòng máy bay này có khả năng triển khai các tên lửa không đối không như vậy.
PL-15 được Học viện Tên Lửa Hàng không Trung Quốc tại Lạc Dương phát triển và đưa vào thử nghiệm lần đầu tiên năm 2012. Với hệ thống dẫn đường bằng radar mảng pha điện tử chủ động (AESA) và đường truyền dữ liệu hai chiều, tên lửa có thể truyền thông tin mục tiêu về máy bay và cập nhật dữ liệu dẫn đường từ phi công trong quá trình bay.
Cuộc xung đột nổ ra sau một cuộc tấn công kinh hoàng vào ngày 22/4//2025, khi 26 người, chủ yếu là khách du lịch, thiệt mạng tại Thung lũng Baisaran đẹp như tranh vẽ gần Pahalgam ở Kashmir do Ấn Độ quản lý.
Mời độc giả xem thêm video "Lần đầu xuất kích tên lửa Trung Quốc hạ gục tiêm kích Rafale"