

Sau khi dựng chân đế nhỏ để phóng, AeroVironment cho biết binh sĩ có thể phóng tới 5 chiếc mỗi phút. Khi xác định mục tiêu, Red Dragon sẽ lao thẳng như tên lửa và đâm vào đối tượng, phát nổ để tiêu diệt.

Video giới thiệu cho thấy Red Dragon có thể đánh trúng xe tăng, phương tiện quân sự, trại địch và cả công trình nhỏ, với các địa hình đất liền, trên biển và trên không. Sức công phá tùy thuộc vào mục tiêu bị đánh trúng, nhưng drone này có thể mang tới 10kg thuốc nổ.




Công nghệ này tương tự các hệ thống AI đa phương thức (multimodal AI) như nhưng được tối ưu cho nhiệm vụ quân sự. Không những thế, drone này sử dụng các cảm biến quán tính, thị giác máy tính và bản đồ địa hình để điều hướng trong môi trường bị chặn GPS, một tính năng quan trọng khi đối mặt với các hệ thống gây nhiễu hiện đại.

Ngoài ra, Red Dragon được thiết kế để hoạt động trong môi trường chiến tranh điện tử (electronic warfare), nơi các hệ thống gây nhiễu vô tuyến phổ biến. Với tầm hoạt động 400km, Red Dragon có thể tấn công sâu vào hậu phương của đối phương mà không cần máy bay mẹ hay lực lượng mặt đất hỗ trợ.


Tuy nhiên, đây cũng chính là mặt trái của Red Dragon, khi nó đối mặt với nguy cơ tấn công nhầm mục tiêu dân sự do lỗi AI. Tuy Bộ Quốc phòng Mỹ đã ban hành các quy định nghiêm ngặt, yêu cầu hệ thống vũ khí tự động phải có cơ chế để con người kiểm soát. Tuy nhiên, tính tự động cao của Red Dragon khiến việc thực thi quy định này trở nên khó khăn.

Theo nhận định của một số chuyên gia, Red Dragon là bước tiến cần thiết để duy trì lợi thế quân sự của Mỹ, đặc biệt trong bối cảnh Nga và Trung Quốc đang phát triển các vũ khí tương tự. Tuy nhiên, các tổ chức nhân quyền lo ngại rằng drone tự sát tự động sẽ làm tăng nguy cơ thương vong dân sự và làm giảm trách nhiệm của các quốc gia sử dụng chúng.