Tại sao "tàng trữ" áo giáp thời xưa là tội tày trời?

Thời xưa, áo giáp là tài sản quốc gia, nếu sở hữu riêng sẽ bị kết án tử hình.

Trong lịch sử loài người, đã có một thời kỳ dài sử dụng vũ khí lạnh. Trên chiến trường, "dài một tấc là mạnh, ngắn một tấc là rủi ro".

Từ thời Xuân Thu, binh lính được trang bị giáo, dao ngắn, cung tên và khiên, các đội được sắp xếp theo cấu hình cấp bậc, mỗi cuộc chiến trở thành một "cỗ máy chiến đấu khổng lồ". Để bảo vệ thân và đầu của các chiến binh khỏi bị thương, áo giáp bắt đầu xuất hiện.

Tai sao

Ban đầu người ta chỉ sử dụng da thú và tre, nứa, về sau dần dần phát triển thành các sản phẩm bằng đồng và sắt. Cùng với thời gian, ngày càng nhiều các loại áo giáp được sử dụng trong quân lính. Việc sử dụng áo giáp đã cải thiện đáng kể sức mạnh của quân lính thời bấy giờ.

Theo ghi chép lịch sử, một bộ giáp kỵ binh đòi hỏi sự phối hợp của hơn 40 thợ thủ công để chế tạo và trải qua 8 quá trình, tổng thời gian mất hơn 200 ngày. Giá trị thực của áo giáp này tương đương với thu nhập của một gia đình nông dân bình thường trong hơn 5 năm.

Vào thời cổ đại, mức độ kiểm soát vũ khí được thả lỏng hơn nhiều so với áo giáp. Sau khi Tần Thủy Hoàng thống nhất sáu vương quốc, ông đã làm một việc là tịch thu vũ khí và sử dụng chúng để đúc đồng.

Áo giáp là một món đồ xa xỉ, nếu sở hữu riêng sẽ bị kết án tử hình. Theo luật cổ, áo giáp là tài sản quốc gia. Trừ khi qua đời trên chiến trường bởi kẻ thù, nếu không, việc mất áo giáp và vũ khí sẽ bị trừng phạt.

Tai sao

Trong một số tác phẩm điện ảnh và truyền hình, chúng ta có thể thường xuyên bắt gặp những người lính hay những người dân thường mang theo một thanh đao bên mình. Nhưng ngoài thủ lĩnh ra, chưa từng thấy ai tự ý mặc áo giáp ra ngoài.

Cổ Duy trong "Phân tích cuộc cách mạng lịch sử của áo giáp cổ đại Trung Quốc" cho biết: Vũ khí và áo giáp là những vật dụng đặc thù, vì vậy triều đình phải kiểm soát những người sở hữu chúng.

Theo quan niệm xưa, hạn chế áo giáp hiệu quả hơn hạn chế sử dụng vũ khí .

Lý do thứ nhất, là nhân dân có áo giáp hay không cũng không gây bất tiện cho sản xuất và đời sống.

Thứ hai, không có áo giáp nghĩa là khả năng phòng thủ thấp, thuận lợi cho chính quyền trấn áp.

Thứ ba, quy trình sản xuất áo giáp rất tốn kém, chu kỳ chế tạo kéo dài, khó sản xuất vì vậy cần tăng cường kiểm soát.

Tóm lại, một trong những lý do tại sao áo giáp lại được các nhà cai trị của mọi triều đại ưu tiên quan tâm là để hạn chế rủi ro khi người dân sở hữu các loại vũ khí nguy hiểm, có thể gây ra bạo loạn.

Vị vua anh minh hiếm có nhất Trung Quốc

Là kết quả của cuộc hôn nhân gượng ép, vua Khang Hi bị cha ghẻ lạnh nhưng lại được bà nội cưng chiều hết mực. 8 tuổi, ông lên ngôi Hoàng đế và trở thành vị vua hiếm có của lịch sử Trung Hoa.

Vua Khang Hi, tên thật là Ái Tân Giác La Huyền Diệp (1654 - 1722) là vị vua thứ 4 của nhà Thanh. Ông cai trị toàn cõi Trung Quốc từ năm 1662 đến khi qua đời.

Trong lịch sử Trung Hoa, Khang Hi nổi tiếng là vị minh quân hiếm có, biết chiêu mộ hiền tài, luôn lấy dân làm gốc và có tấm lòng bao dung, độ lượng.

Đêm thị tẩm đầu tiên của Lý Thế Dân và Võ Tắc Thiên

Kỷ lục này có lẽ phần nào đã giúp Võ Tắc Thiên trở thành nữ hoàng duy nhất trong lịch sử Trung Hoa.

Võ Tắc Thiên và Lý Thế Dân là hai vị hoàng đế mà có lẽ hầu hết chúng ta đều đã từng nghe tên. Với những việc làm cũng như cống hiến của mình, cả hai đều đã để lại dấu ấn đậm nét trong lịch sử phong kiến Trung Quốc.

Giai đoạn Trinh Quán chi trị của Lý Thế Dân đã giúp ông trở thành nhất cổ thiên đế, được lưu danh muôn đời.

Còn Võ Tắc Thiên là nữ hoàng đế duy nhất trong lịch sử phong kiến Trung Hoa, không chỉ vang danh trong lịch sử trong nước mà bà thậm chí còn được biết đến ở cả ngoài Trung Quốc.

Tuy nhiên, điểm đáng chú ý, khiến người ta tò mò hơn cả lại là cuộc sống riêng tư của hai đại nhân vật này.

Giữa hai vị hoàng để lưu danh ngàn năm này có một mối quan hệ rất sâu sắc. Trước khi trở thành con dâu của Lý Thế Dân, Võ Tắc Thiên từng là Tài nhân của vị hoàng đế thứ hai nhà Đường.

Dem thi tam dau tien cua Ly The Dan va Vo Tac Thien

Hình ảnh nhân vật Lý Thế Dân và Võ Tắc Thiên trên phim.

Võ Tắc Thiên bắt đầu nhập cung khi mới 14 tuổi, giống như bao người bình thường khác, bà rất sợ Lý Thế Dân. Dù sao thì Lý Thế Dân lúc đó cũng đã là một "ông chú" 40 tuổi, hơn nữa còn là hoàng đế cao cao tại thượng, nếu không cẩn thận có thể mất đầu như chơi, cho nên Võ Tắc Thiên rất sợ hãi, nhưng cũng không thể làm trái thánh chỉ!

Đêm hôm đó, vốn cho rằng sẽ là đêm hoàng đế thị tẩm Võ Tắc Thiên nhưng thật không ngờ, thời tiết hôm đó rất xấu, bên ngoài trời bỗng nổi gió mưa, thậm chí càng lúc càng dữ dội, cuối cùng diễn biến thành giông bão. Nhìn ngoài trời mưa gió bão bùng, sấm chớp ầm ầm, cho dù Võ Tắc Thiên xinh đẹp cỡ nào, Lý Thế Dân cũng không còn hứng thú.

Lúc này, xà nhà đột nhiên sụp xuống, vào thời khắc mấu chốt này, Võ Tắc Thiên lao tới và chắn trước mặt Lý Thế Dân. Mặc dù không có chuyện gì xảy ra sau đó nhưng hoàng đế nhà Đường khi ấy đã có cái nhìn khác về Võ Tắc Thiên.

Lý Thế Dân rất đánh giá cao sự dũng cảm và liều lĩnh của cô gái trẻ này, liền sắc phong cô làm Tài nhân ngay lập tức. Hành trình chốn hậu cung của Võ Tắc Thiên cũng xem như bắt đầu từ đây.

Dem thi tam dau tien cua Ly The Dan va Vo Tac Thien-Hinh-2

Võ Tắc Thiên sau khi được phong cũng rất vui mừng, nhưng điều đáng tiếc và không ngờ là sau sự việc vừa rồi, hoàng thượng cũng không còn hứng thú, không lâu sau đã rời đi.

Mặc dù nói Võ Tắc Thiên không được Lý Thế Dân sủng ái nhưng đêm thị tẩm đầu tiên của bà đã lập nên một kỷ lục chưa từng có, đó là phi tần chưa hề được hoàng đế sủng ái đã được sắc phong làm tài nhân.

Kỷ lục này thậm chí cho đến sau này cũng chưa một phi tần nào làm được.

Cũng vì thế nên Võ Tắc Thiên dù ở trong hậu cung suốt 12 năm nhưng không hề có một mụn con.

Về cơ bản mà nói, bà không phải là mẫu phụ nữ mà Lý Thế Dân thích. Tuy nhiên, cậu con trai yếu đuối của Lý Thế Dân là Lý Trị lại rất thích hợp với Võ Tắc Thiên.

12 năm sống trong hậu cung lạnh lẽo không được yêu thương đã hình thành nên một Võ Tắc Thiên có sự kiên trì không ai sánh bằng, chiến lược và tham vọng của bà cũng vượt trội hơn người thường.

Võ Tắc Thiên chưa bao giờ đánh mất sự mạnh mẽ và dũng cảm trong trái tim mình. Tất cả những điều này đã trở thành vốn liếng để bà thâu tóm thiên hạ về tay mình sau này.  

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Xếp hạng may mắn của 12 con giáp tháng 6 dương: Ai số 1?

Xếp hạng may mắn của 12 con giáp tháng 6 dương: Ai số 1?

Tháng 6 dương lịch năm 2025 sẽ rơi vào tháng Canh Ngọ là tháng đỉnh điểm của Hỏa khí. Nhìn chung, đây là một tháng đầy năng lượng, nhiệt huyết, sự cạnh tranh cao đối với 12 con giáp để có những đột phá bất ngờ về tài lộc.
OSZAR »