Thực hư chuyện tắm nước lạnh để tăng đề kháng

Liệu tắm nước lạnh để tăng sức đề kháng có thực sự đáng tin? Hiểu đúng để khỏe hơn, đừng biến trào lưu thành hiểm họa cho sức khỏe.

Những năm gần đây, nhiều người, đặc biệt là giới trẻ, không ít vận động viên hay người theo đuổi lối sống “healthy” truyền tai nhau về lợi ích của việc tắm nước lạnh. Nhiều chia sẻ trên mạng xã hội cho rằng việc tắm dưới vòi nước lạnh buốt mỗi sáng có thể giúp cơ thể dẻo dai hơn, ít ốm vặt, tinh thần sảng khoái và thậm chí giúp… giảm cân. Nhưng liệu những lời đồn này có cơ sở khoa học không và có phải ai cũng có thể tắm nước lạnh mà không rước hoạ vào thân?

8.jpg
Ảnh minh họa/ Nguồn internet

Lý do nhiều người mê tắm nước lạnh

Trào lưu tắm nước lạnh, hay còn gọi là “cold shower”, “ice bath” thực chất không mới. Nhiều nền văn hóa phương Tây đã có truyền thống tắm nước lạnh hoặc ngâm mình trong suối lạnh từ lâu. Người Scandinavia thường tắm hơi xong rồi nhảy xuống hồ băng. Vận động viên cũng hay ngâm mình trong bồn đá lạnh để hồi phục cơ bắp.

Ngày nay, nhiều người coi tắm nước lạnh là “bí quyết hack cơ thể” để rèn luyện sức bền. Nhiều “thánh tắm lạnh” khẳng định sau vài tuần duy trì, họ ít bị cảm cúm, tinh thần hưng phấn, da dẻ hồng hào hơn. Một số còn tin tắm lạnh có thể hỗ trợ giảm cân bằng cách kích thích mỡ nâu – loại mỡ giúp đốt cháy năng lượng để giữ ấm.

Khoa học nói gì?

Một số nghiên cứu đã chỉ ra những lợi ích có thật của tắm nước lạnh, chủ yếu liên quan đến khả năng kích thích hệ tuần hoàn và hệ miễn dịch.

Kích thích tuần hoàn máu

Khi cơ thể tiếp xúc với nước lạnh, các mạch máu dưới da co lại để giữ nhiệt. Sau đó, khi ra khỏi dòng nước lạnh, các mạch máu giãn ra, giúp máu lưu thông tốt hơn. Việc này được cho là giúp cải thiện tuần hoàn, đào thải chất độc, giúp da hồng hào hơn.

Tăng sản sinh tế bào bạch cầu

Một số nghiên cứu ở Hà Lan và Cộng hòa Séc cho thấy, việc tiếp xúc lạnh có kiểm soát có thể kích thích sản sinh bạch cầu, những tế bào đóng vai trò “vệ sĩ” cho cơ thể chống lại vi khuẩn, virus.

Giảm stress, hưng phấn tinh thần

Tắm nước lạnh làm tăng hormone endorphin, “hormone hạnh phúc” và norepinephrine chất dẫn truyền thần kinh giúp tỉnh táo. Nhiều người cảm thấy tràn đầy năng lượng sau khi tắm nước lạnh buổi sáng. Thậm chí, một số phương pháp trị liệu trầm cảm ở châu Âu có áp dụng tắm nước lạnh hỗ trợ.

Phục hồi cơ bắp

Với vận động viên, việc ngâm nước lạnh sau khi tập nặng giúp giảm viêm, đau nhức cơ. Đây là lý do các bồn tắm đá lạnh xuất hiện nhiều ở các phòng tập gym chuyên nghiệp.

Nhưng không phải ai cũng nên thử

Dù nghe rất “thần kỳ”, tắm nước lạnh không phải phù hợp với tất cả mọi người.

Người có bệnh tim mạch, huyết áp: Khi tiếp xúc với nước lạnh đột ngột, mạch máu co lại, huyết áp có thể tăng vọt, tim phải làm việc nhiều hơn. Điều này dễ gây choáng, đột quỵ, nguy hiểm tính mạng.

Người đang ốm yếu, có sức đề kháng kém: Tắm lạnh sai cách có thể khiến cơ thể nhiễm lạnh, dễ bị cảm cúm, viêm phổi.

Trẻ nhỏ, người già: Thể trạng yếu, khả năng thích nghi kém, tắm nước lạnh không những không khỏe hơn mà còn dễ sinh bệnh.

Phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt: Thời điểm này cơ thể thường nhạy cảm hơn, việc tắm lạnh đột ngột có thể gây co mạch đột ngột, đau bụng dưới hoặc rối loạn nội tiết.

Tắm nước lạnh sao cho an toàn?

Nếu bạn có sức khỏe tốt và muốn thử, lời khuyên là hãy bắt đầu từ từ:

Khởi động nhẹ trước khi tắm, tránh tắm khi cơ thể đang lạnh run.

Không tắm ngay khi vừa tập luyện xong, cơ thể đang toát mồ hôi, mạch giãn, tắm lạnh đột ngột dễ gây sốc nhiệt.

Bắt đầu bằng cách giảm nhiệt độ nước từ từ, không cần đột ngột bật vòi lạnh tối đa.

Thời gian tắm lạnh chỉ nên từ 1-3 phút. Có thể tắm nước ấm trước, rồi xả lạnh cuối buổi.

Nghe cơ thể mình: Nếu thấy choáng váng, đau đầu, run lạnh bất thường hãy dừng ngay lập tức.

Tắm lạnh không thay thế lối sống lành mạnh

Dù có nhiều lợi ích, các chuyên gia y tế đều nhấn mạnh tắm nước lạnh chỉ là “một phần hỗ trợ”. Muốn tăng đề kháng bền vững, quan trọng nhất vẫn là:

Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, bổ sung vitamin và khoáng chất từ rau xanh, trái cây.

Ngủ đủ giấc, duy trì đồng hồ sinh học ổn định.

Tập luyện thể thao đều đặn, phù hợp thể trạng.

Giữ tinh thần thoải mái, hạn chế stress kéo dài.

Tiêm vắc xin đầy đủ để phòng tránh các bệnh truyền nhiễm.

Tắm nước lạnh có thể mang lại nhiều lợi ích nếu bạn có sức khỏe ổn định, áp dụng đúng cách. Nhưng đừng quá thần thánh hóa nó như “liều vắc xin tự nhiên” vạn năng. Điều quan trọng nhất vẫn là hiểu rõ cơ thể mình, duy trì lối sống lành mạnh và cân bằng.

Hãy nhớ, tắm nước lạnh chỉ nên là một “gia vị” thêm phần sảng khoái, chứ không phải phép màu thay thế cho chế độ sinh hoạt khoa học. Trước khi thử, đừng quên hỏi ý kiến bác sĩ nếu bạn có bệnh nền để tránh những rủi ro không đáng có.

Giữ gìn sức khỏe tuổi xế chiều từ bữa ăn mỗi ngày

Chế độ dinh dưỡng cân bằng, hợp lý là liều thuốc giúp người lớn tuổi nâng cao chất lượng sống, ít bệnh tật và tận hưởng tuổi già khỏe mạnh, an vui.

Tuổi càng cao, nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như tim mạch, tiểu đường, loãng xương… càng tăng. Một chế độ dinh dưỡng cân bằng không chỉ giúp người lớn tuổi duy trì sức khỏe mà còn là lá chắn quan trọng phòng ngừa nhiều bệnh lý nguy hiểm.

10.jpg
Ảnh minh họa/ Nguồn Internet

Lợi ích tuyệt vời của lá ổi đối với sức khoẻ

Lá ổi, một phần tưởng chừng như bỏ đi lại ẩn chứa vô vàn lợi ích sức khỏe đáng kinh ngạc.  

Lá ổi được nhiều người sử dụng nấu nước uống nhằm mục đích giảm cân. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng các thành phần trong loại lá này làm giảm quá trình nạp tinh bột và chuyển hóa đường vào cơ thể. Những người muốn giảm cân có thể sử dụng lá ổi nấu thành dạng nước trà uống giúp cải thiện vóc dáng. Ép nước lá ổi hoặc xay đều có tác dụng.

Hỗ trợ tiêu hóa hiệu quả

Bài thuốc bổ dưỡng từ kỷ tử

Trong Y học cổ truyền kỷ tử là vị thuốc thường gặp trong bài thuốc bổ thận, cường dương, sinh tinh và điều trị hiếm muộn.

Kỷ tử còn có tên gọi khác là câu khởi, khởi tử, câu kỷ tử. Tên khoa học Lycium sinense Mill (Lycium barbarum L. var. sinense Ait). Thuộc họ Cà Solanaceae.

Trong kỷ tử có carotene, canxi, photpho, sắt, vitamin C, acid nicotinic, lysine, choline, chất béo, protein… Kết quả nghiên cứu hiện đại cho thấy, câu kỷ tử là một trong những vị thuốc có tác dụng dược lý rất phong phú:

Đọc nhiều nhất

Tin mới

OSZAR »