Tín hiệu vô tuyến kỳ quặc truyền qua 16.000 năm ánh sáng

Theo SciTech Daily, nhóm nghiên cứu từ Cơ quan Nghiên cứu khoa học và công nghiệp Khối thịnh vượng chung (CSIRO - Úc) và một số trường đại học ở Úc và Anh đã xác định một vật thể hết sức vô lý: Một sao neutron quay rất chậm.

Tin hieu vo tuyen ky quac truyen qua 16.000 nam anh sang
Ảnh đồ họa thể hiện một đĩa quan sát từ hệ thống ASKAP của CISRO và hai dạng vật thể mà nó theo đuổi là sao neutron và sao lùn trắng - Ảnh đồ họa: Carl Knox/OzGrav
Sao neutron vốn là phần lõi bị sụp đổ, co cụm lại của một ngôi sao siêu khổng lồ đã cạn năng lượng và phát nổ trong một sự kiện siêu tân tinh.
Tuy nhỏ gọn, dạng "thây ma" này là một trong những loại vật thể mạnh mẽ nhất vũ trụ.
Trong quá trình sụp đổ, vật chất bị nén trở nên dày đặc đến mức các electron mang điện tích âm bị nghiền nát thành các proton mang điện tích dương và những gì còn lại là một vật thể được tạo thành từ hàng ngàn tỉ hạt mang điện tích trung tính. Đó là sao neutron.
Với đặc tính vật lý khắc nghiệt đó, các sao neutron thường quay nhanh đến mức khó tin, chỉ mất vài giây hoặc thậm chí một phần giây để quay hoàn toàn trên trục của chúng.
Vì vậy, bản thân việc quay quá chậm - phát ra tín hiệu vô tuyến trong khoảng thời gian tương đối nhàn nhã là 53,8 phút - của ASKAP J1935+2148 đã đủ nó trở thành một vật thể vô lý.
Bên cạnh đó, chính sự quay nhanh giúp sao neutron phát ra sóng vô tuyến dữ dội, truyền rất xa.
Nhưng ASKAP J1935+2148 dù quay chậm rãi vẫn có thể phát vô tuyến mạnh mẽ đến Trái Đất, hành tinh cách nó tận 16.000 năm ánh sáng.
Bằng cách đó, ASKAP J1935+2148 ma quái đã làm rung chuyển các quy luật vật lý thiên văn.
Theo bài công bố trên tạp chí Nature Astronomy, ASKAP J1935+2148 quay chậm hơn bất kỳ sao neutron nào từng được nhân loại biết đến.
GS Ben Stappers từ Đại học Manchester (Anh), đồng tác giả, cho biết trong nghiên cứu về các sao neutron, chúng ta đã quá quen với những điều cực đoan, nhưng việc phát hiện ra một ngôi sao nhỏ quay rất chậm mà vẫn phát ra sóng vô tuyến là một điều bất ngờ.
“Nó chứng tỏ rằng việc mở rộng ranh giới không gian tìm kiếm của chúng ta bằng thế hệ kính thiên văn vô tuyến mới này sẽ tiết lộ những điều bất ngờ thách thức sự hiểu biết của chúng ta” - GS Stappers nói thêm.
ASKAP J1935+2148 được phát hiện bởi hệ thống kính viễn vọng vô tuyến ASKAP của CSIRO ở Tây Úc; trong khi nghiên cứu về nó bao gồm các quan sát bổ sung từ hệ thống kính viễn vọng MeerKAT đặt tại Nam Phi.

Phát hiện 3 thực thể cổ xưa được khai sinh sau vụ nổ Bigbang

Những thực thể này có tuổi đời lên tới hơn 13 tỷ năm và được xem như những thực thể được hình thành sớm nhất trong vũ trụ.

Sử dụng Kính viễn vọng không gian James Webb, các nhà nghiên cứu của Đại học Copenhagen đã trở thành những người đầu tiên nhìn thấy sự hình thành của ba thiên hà sớm nhất trong vũ trụ, hơn 13 tỷ năm trước.

Khám phá giật gân này đóng góp những kiến thức quan trọng về vũ trụ và hiện đã được công bố trên các tạp chí khoa học.

Ngồi trong ô tô khi trời mưa kèm sấm sét có an toàn?

Nhiều người lo ngại rằng việc ngồi trong ô tô giữa trời mưa dông, sấm sét có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, ô tô lại được xem là một trong những nơi trú ẩn an toàn cho mọi người khi trời mưa dông, sấm sét.

Theo số liệu thống kê của Trung tâm Mạng lưới Khí tượng Thủy văn Quốc gia, dông sét xuất hiện ở miền Bắc trong ngày 5/6, trong đó xuất hiện nhiều nhất từ khoảng 5h sáng đến 8h30 với hàng nghìn lần sét đánh xuống mặt đất.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Xét tuyển thẳng đại học từ 5/5/2025

Xét tuyển thẳng đại học từ 5/5/2025

Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư số 06/2025/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non.

Bí quyết giúp làn da rạng rỡ hơn mỗi ngày

Bí quyết giúp làn da rạng rỡ hơn mỗi ngày

Làn da trắng sáng, mịn màng, căng tràn sức sống là niềm mơ ước của nhiều chị em. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách chăm sóc da mặt sao cho đúng để có thể sở hữu làn da tươi trẻ, rạng rỡ.
Hong Kong phát triển vắc xin cúm không cần tiêm

Hong Kong phát triển vắc xin cúm không cần tiêm

Nhóm nghiên cứu của Đại học Hong Kong đã phát triển vắc xin cúm không cần tiêm, hoạt động dựa trên hai cơ chế chính là sử dụng kỹ thuật di truyền để chèn mã gen người vào virus cúm và làm bất hoạt khả năng sinh sản của virus.
OSZAR »