Ấn Độ – Pakistan: Không chiến công nghệ Mỹ trên bầu trời Nam Á
Căng thẳng giữa Ấn Độ và Pakistan lại bùng lên sau vụ tấn công khủng bố khiến hơn hai chục người thiệt mạng, bao gồm cả du khách, ở vùng Kashmir do Ấn Độ kiểm soát vào ngày 22/4.
Dương Ngân
Dù chưa leo thang thành chiến tranh toàn diện như các cuộc xung đột năm 1965 hay 1971, tình hình hiện tại lại khiến người ta liên tưởng đến cuộc chiến Kargil năm 1999 – giới hạn về quy mô nhưng không kém phần nguy hiểm.
Pakistan tuyên bố đã bắn rơi 5 tiêm kích của Ấn Độ, song những thông tin này chưa được xác minh độc lập và phía Islamabad cũng không đưa ra chi tiết cụ thể nào. Cho đến nay, vẫn chưa có báo cáo chính thức nào về giao tranh trực tiếp giữa máy bay hai nước. Lần không chiến quy mô gần nhất giữa hai bên là vào năm 1971, khi cả Ấn Độ và Pakistan đều tuyên bố chiến thắng.
Lực lượng không quân Pakistan hiện sở hữu một trong những chiến đấu cơ nổi tiếng nhất thế giới: F-16 Fighting Falcon (hay còn gọi là “Viper”). Trong giai đoạn 1982–1986, Mỹ đã bán cho Pakistan tổng cộng 40 chiếc F-16A/B thông qua chương trình Peace Gate, với sự hỗ trợ tài chính từ Ả Rập Xê Út.
Hiện nay, lực lượng F-16 của Pakistan gồm: 31 chiếc F-16AM Block 15; 23 chiếc F-16BM Block 15; 12 chiếc F-16C Block 52+; 9 chiếc F-16A Block 16; 6 chiếc F-16D Block 52+; 4 chiếc F-16B Block 15.
F-16 từng là biểu tượng cho mối quan hệ Mỹ - Pakistan trong thời kỳ Liên Xô can thiệp vào Afghanistan. Tuy nhiên, sau Chiến tranh Lạnh, quan hệ giữa hai bên dần xấu đi, đặc biệt khi Mỹ nghi ngờ cơ quan tình báo ISI của Pakistan có liên hệ với Taliban và các nhóm khủng bố khác. Việc Mỹ ngừng bán F-16 khiến Pakistan phải chuyển sang hợp tác với Trung Quốc để phát triển tiêm kích JF-17 Thunder.
Ấn Độ từng là thành viên của Phong trào Không liên kết, nhưng vẫn phụ thuộc nhiều vào vũ khí Liên Xô trong Chiến tranh Lạnh, đặc biệt là các mẫu MiG-21 và MiG-29. Tuy nhiên, quan hệ Mỹ - Ấn đã cải thiện đáng kể trong những năm gần đây, trong bối cảnh hai bên cùng lo ngại sự trỗi dậy của Trung Quốc.
Chiến đấu cơ nội địa HAL Tejas, mặc dù do Ấn Độ sản xuất, nhưng lại sử dụng động cơ phản lực của Mỹ là General Electric. Tejas Mark 1 và Mark 1A hiện dùng động cơ F404-GE-F2J3, trong khi biến thể Mark 2 tương lai sẽ sử dụng F414 INS6 – cùng loại với F/A-18 Super Hornet của Hải quân Mỹ.
Dù F-16 ra đời từ năm 1976, sớm hơn Tejas đến 25 năm, nhưng phiên bản hiện tại của nó đã được nâng cấp đáng kể. F-16 có lợi thế về tốc độ, tầm bay và trần bay. Quan trọng hơn, nó là một trong những máy bay chiến đấu “đáng gờm” nhất thế giới với tỉ lệ hạ gục trên không lên tới 76:1.
Tejas hiện vẫn còn non trẻ về kinh nghiệm chiến đấu. Tuy nhiên, giới chuyên gia nhận định tiềm năng của Tejas sẽ tăng mạnh nhờ các cải tiến liên tục về radar, vũ khí và động cơ. Trong tương lai gần, Tejas hoàn toàn có thể trở thành đối thủ ngang tầm – hoặc thậm chí vượt trội – nếu được phát triển đúng hướng.
Dù vậy, thắng bại cuối cùng sẽ không chỉ phụ thuộc vào máy bay, mà còn ở bản lĩnh và kỹ năng của phi công hai nước. (Nguồn ảnh: Wikipedia, Getty Images, Reuters)
Hãng Hindustan Aeronautics Limited (HAL) có kế hoạch giao máy bay chiến đấu Tejas đầu tiên cho không quân Ấn Độ (IAF) vào tháng 7/2024, sau nhiều lần trì hoãn.
Ban đầu tiêm kích Tejas được lên kế hoạch bàn giao cho không quân Ấn Độ vào tháng 3/2024, tuy nhiên vì nhiều lý do nên việc biên chế được dời lại sang tháng 7 tới.
Chiếc máy bay đầu tiên này nằm trong số 83 chiến đấu cơ Tejas đã được không quân Ấn Độ đặt mua.
Tejas thể hiện một bước tiến quan trọng trong lĩnh vực phát triển máy bay chiến đấu nội địa ở Ấn Độ.
Được thiết kế nhẹ và linh hoạt, chiếc máy bay này nhấn mạnh đến hiệu suất cao và khả năng cơ động đặc biệt.
Khung máy bay được chế tạo bằng vật liệu composite tiên tiến, vừa giảm trọng lượng trong khi vẫn đảm bảo độ bền kết cấu, mang lại đặc tính hiệu suất vượt trội.
Một trong những tính năng nổi bật của Tejas ở phiên bản Mark 1A không quân Ấn Độ sắp nhận là hệ thống điện tử hàng không công nghệ cao.
Máy bay được trang bị radar mảng pha quét điện tử chủ động (AESA) tiên tiến, giúp tăng cường đáng kể khả năng phát hiện và tấn công.
Việc tích hợp các hệ thống điện tử hàng không hiện đại, bao gồm hệ thống điều khiển bay kỹ thuật số, bộ liên lạc tiên tiến và hệ thống tác chiến điện tử, mang đến cho Tejas Mark 1A khả năng hoạt động nhanh nhẹn, chính xáv.
Động cơ phản lực cánh quạt đơn, giúp Tejas Mark 1A có lực đẩy tốt, tốc độ cao, cũng như phạm vi hoạt động rộng và khả năng tải trọng đáng kể.
Thiết kế khí động học kết hợp với động cơ có lực đẩy mạnh mẽ, cho phép Tejas Mark 1A đạt được các chỉ số hiệu suất vượt trội.
Với hơn 65% linh kiện nội địa, Tejas Mark 1A là minh chứng cho khả năng của Ấn Độ trong việc tự phát triển và sản xuất vũ khí công nghệ cao.
Điều này mở ra khả năng tự chủ trong mua sắm và phát triển quốc phòng của Ấn Độ.
Về mặt chiến lược, Tejas Mark 1A sẵn sàng đóng vai trò then chốt trong việc nâng cao khả năng hoạt động của không quân Ấn Độ.
Dự kiến tiêm kích Tejas Mark 1A sẽ đồn trú tại căn cứ không quân Nal ở Bikaner, Rajasthan, gần biên giới với Pakistan.
Việc triển khai tiêm kích nội địa này tại các khu vực chiến lược gần biên giới Pakistan, nhấn mạnh tầm quan trọng của nó trong việc bảo vệ an ninh quốc gia.
Tính linh hoạt của máy bay khiến chúng phù hợp với nhiều vai trò khác nhau, từ nhiệm vụ chiếm ưu thế trên không cho đến các hoạt động tấn công mặt đất, trinh sát và đánh chặn.
Cuộc đấu giữa MiG-35, Tejas và JF-17 để giành hợp đồng của Malaysia
Sau Ấn Độ, Pakistan và Hàn Quốc, Nga sẽ tham gia cuộc đua giành hợp đồng mua máy bay chiến đấu hạng nhẹ của Malaysia tới đây bằng chiến đấu cơ MiG-35.
Theo hãng tin Nga Sputnik, dẫn lời ông Dmitry Shugaev, Giám đốc Cơ quan Hợp tác Quân sự - Kỹ thuật Liên bang Nga cho biết, Moscow sẽ trình diễn một máy bay chiến đấu đa năng, để tham gia cuộc đấu thầu của Lực lượng Không quân Malaysia vào cuối tháng này.
300 xe tăng của Sư đoàn Cận vệ số 4 quân đội Nga đã được tập hợp, tạo thành “cơn lũ thép”, tái xuất chiến đấu trên chiến trường chính Donbass với hướng đột phá rộng tới 150 km.
Trận chiến giành cầu phao ở Kherson khiến lính dù Nga tổn thất nặng và đánh dấu bước ngoặt khi chiến thuật bầy đàn drone làm thay đổi toàn diện cục diện tác chiến vượt sông.
Từng là biểu tượng “bất khả chiến bại”, xe tăng M1 Abrams giờ đây lộ rõ giới hạn tại Ukraine, trở thành minh chứng cho sự lỗi thời của công nghệ không thích nghi với chiến tranh hiện đại.
Ga Toretsk huyết mạch chiến trường Donbass — chìm trong biển lửa sau đòn tấn công chớp nhoáng của Nga, khiến hơn 4.000 tân binh Ukraine thiệt mạng ngay trước ngưỡng cửa chiến trận.
Trận chiến cuối cùng trên lãnh thổ Nga, quân đội Ukraine đã quyết tâm giữ vững trận địa và từ chối đầu hàng, Không quân Nga sử dụng siêu bom 3 tấn san phẳng trận địa.
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi nhấn mạnh rằng hệ thống phòng không của Ấn Độ, bao gồm tổ hợp S-400, đã đóng vai trò quyết định trong Chiến dịch Sindoor.
Cuộc xung đột Ấn Độ-Pakistan đã có dấu hiệu kết thúc, cuộc chiến mở màn và diễn biến rất nhanh; nhưng sao Ấn Độ và Pakistan lại ngừng bắn ngay lập tức?
Cuối năm 2024, tờ Financial Times tiết lộ 29 tài liệu quân sự mật của Nga, chỉ ra kế hoạch tấn công Nhật Bản và Hàn Quốc nếu xảy ra xung đột với NATO xảy ra, với 160 mục tiêu bị nhắm tới.
Trong một bước đi chiến lược nhằm hiện đại hóa lực lượng vũ trang, Pháp đã chính thức khởi động kế hoạch triển khai các hệ thống robot chiến đấu trên chiến trường.
Robot mặt đất không người lái đang trở thành vũ khí chiến thuật mới của Ukraine, mang sức công phá vượt trội hơn UAV và giúp giảm thiểu thương vong trên tiền tuyến.
Hệ thống phòng không S-400 của Ấn Độ (còn được gọi là "Sudarshan Chakra"), đã chặn thành công một cuộc tấn công của Pakistan liên quan đến máy bay không người lái và tên lửa.
Chiều 11/5, tại thành phố Vladivostok diễn ra lễ bàn giao tàu nghiên cứu khoa học “Giáo sư Gagarinsky” của Chính phủ Liên bang Nga tài trợ, chuyển giao cho Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga.
Tên lửa không đối không PL-15 do Trung Quốc sản xuất, cung cấp cho quân đội Pakistan vận hành đã rơi xuống Ấn Độ, mở ra hướng khai thác thông tin tình báo mới về một trong những tên lửa đáng sợ nhất Trung Quốc.
Cuộc đối đầu giữa USV Magura V5 và tàu BK-16 tại Biển Đen hé lộ bước ngoặt mới của chiến tranh hải quân, nơi vũ khí không người lái ngày càng thách thức nền tảng truyền thống.